Page 12 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 12
dân tộc: chuẩn bị và thực hành vũ trang khởi nghĩa giành chính
quyền, kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ. Và
trong cuộc trường chinh 30 năm ấy (1945-1975), đội quân cách
mạng khởi đầu từ súng trường chân đất dưới quyền chỉ huy của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 vị đại tướng (7 Pháp + 3 Mỹ) phải
thay nhau hứng chịu thất bại trên mảnh đất này.
*
* *
Hồi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày ông Giáp vâng
lệnh Cụ Hồ xuất quân từ Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên
cũng là ngày Tổng thống Đờ Gôn (Charles de Gaulle) cử viên tướng
bốn sao Lơcle (Philippe Leclerc) cầm đầu quân viễn chinh Pháp
sang tái chiếm Đông Dương. Từ tháng 9 năm ấy, Lơcle trở thành
đối thủ đầu tiên của ông Giáp, khi đó là Chủ tịch Quân sự Ủy viên
hội kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền cách mạng vừa
được thành lập.
Trong bối cảnh quân đội ta hồi đó trang bị còn rất thô sơ, kinh
nghiệm chiến trận chưa có, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên
nếu quân đội nhà nghề của Pháp nhanh chóng mở rộng phạm vi
chiếm đóng ở miền Nam. Cuối tháng 2/1946, Tổng Chỉ huy Lơcle
vội vã tuyên bố: giai đoạn đánh chiếm đã xong, quân Pháp bắt đầu
chuyển sang giai đoạn bình định và chuẩn bị tiến ra Bắc. Có một
điều vô cùng quan trọng mà hồi đó cũng như suốt 30 năm sau, các
tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều không đánh giá đúng thực chất đó là,
do lực lượng so sánh chênh lệch cho nên rất nhiều trường hợp quân
ta có thể mất đất, nhưng mất đất mà không mất dân, mà còn dân
là còn tất cả.
Ngay sau khi chiến sự bùng nổ ở Sài Gòn, Chủ tịch Quân sự
Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp lệnh cho Tổng Tham mưu trưởng
10