Page 16 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 16
Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng, chừng 400 km; gọng kìm phía
tây: Hà Nội - Tuyên Quang - Chiêm Hoá, chừng 250 km) bao vây
căn cứ địa kháng chiến, kết hợp với quân dù nhảy thẳng xuống
trung tâm Việt Bắc (tức thị xã Bắc Kạn, mà phía Pháp lầm gọi là
“thủ đô kháng chiến” vì cho rằng đó là nơi Cụ Hồ đóng đô) hòng
“bắt gọn Chính phủ Hồ Chí Minh và tiêu diệt bộ đội chủ lực”.
Tình huống chiến lược đặc biệt khẩn trương này xảy ra đúng vào
dịp Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đang đi kinh lý huyện Chiêm
Hoá (Tuyên Quang).
Vừa trở về Tổng hành dinh, sau khi nghe báo cáo, phát hiện
chỗ yếu chí tử của địch là binh lực nhiều nhưng rải ra trên một địa
bàn rừng núi quá rộng, rất xa căn cứ đồng bằng, tiếp tế tăng viện
khó khăn, ông Giáp báo cáo với Trung ương và Cụ Hồ, đề nghị
thay đổi cách đánh. Địch dùng bộ binh cơ giới, quân dù, xe tăng và
pháo binh tiến công ồ ạt, ta không thể đem chủ lực của khu và của
bộ ra đối mặt với các mũi tiến công của địch như kế hoạch ngày
4/10 của bộ, mà nên dùng những đơn vị vừa và nhỏ, lấy phục kích
địch trên các trục đường bộ và đường sông là chủ yếu, đồng thời
đưa một số đại đội chủ lực xuống hoạt động độc lập ở các châu,
huyện, với nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu tiêu hao địch đi đôi với
dìu dắt lực lượng vũ trang địa phương phát động chiến tranh du
kích đánh địch rộng rãi, động viên giúp đỡ nhân dân làm “vườn
không nhà trống”, cất giấu lương thực, phá hoại đường sá... Chỉ vài
tuần sau khi quân ta triển khai lực lượng trên ba hướng đường
số 4, đường số 3 và sông Lô - đường số 2, hàng vạn quân địch bị
dồn vào tình thế ngày càng khó khăn vì thời tiết thượng du khắc
nghiệt, sức khỏe giảm sút, thiếu tiếp tế tăng viện, lại luôn bất ngờ
bị những đội quân biến hoá khôn lường (mà chúng gọi là “quân đội
ma” - armée fantôme) lợi dụng rừng rậm núi cao tổ chức những
trận phục kích tiêu hao hằng ngày, nên cuối cùng phải rút chạy
khỏi Việt Bắc sau 75 ngày hành quân. Nhạy bén phát hiện phương
14