Page 15 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 15

Thất bại thứ hai có ý nghĩa chiến lược của Valuy là đã không tiêu
                           diệt được đội quân kháng chiến nhỏ bé ngay trong thành phố Hà
                           Nội sau ngày 19/12/1946. Bằng cách đánh du kích biến hoá trong
                           từng căn nhà, từng đường phố, những chiến sĩ chân đất súng trường
                           đã đứng vững trong lòng Thủ đô suốt hai tháng, vượt xa dự kiến
                           ban đầu của lãnh đạo cả về thời gian bám trụ và về số lượng tiêu

                           hao tiêu diệt địch, sau đó rời thành phố lui về căn cứ an toàn để rồi
                           trở thành hạt giống đỏ của bộ đội chủ lực sau này.
                              Mùa hè năm 1947, Pari bắt đầu sốt ruột, vì trù liệu không thể
                           tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Người ta
                           phái sang  cho Valuy  một phó tướng “rất am hiểu  Đông Dương,
                           nhất là vùng thượng du Bắc Kỳ”, đó là Xalăng (Raoul Salan), viên
                           sĩ quan thực dân loại cáo già đã từng là thiếu úy đồn trưởng Đình

                           Lập (Lạng Sơn) từ những năm 1925-1930,  nói  được tiếng Tày,
                           Nùng, đã từng uống rượu cần, hút thuốc phiện. Suốt mấy tháng hè -
                           thu năm 1947, dựa vào sự hiểu biết của Xalăng, Bộ Chỉ huy Pháp
                           dồn sức chuẩn bị  đánh một  đòn quyết  định vào mùa  khô.  Cũng
                           trong dịp này, ông Giáp cùng cơ quan Tổng hành dinh  rời vùng

                           ngoại thành Hà Nội, “thiên đô” lên Việt Bắc. Ngay trên từng chặng
                           đường di chuyển đó, ông triệu tập mấy hội nghị quân sự, gồm cán
                           bộ chỉ huy cấp khu, có khi tới cấp trung đoàn. Thực chất đây là
                           những cuộc tập huấn ngắn ngày nhằm chỉ vẽ cho cán bộ quân sự ở
                           Tổng hành dinh và cán bộ chỉ huy các đơn vị và địa phương biết
                           cách “ứng xử” trước những vấn  đề quân sự nóng hổi do chiến
                           trường đặt ra, đôi khi rất khẩn trương. Dìu dắt cán bộ từng bước là

                           nét nổi bật trong phong cách cầm quân của Võ Nguyên Giáp, nhất
                           là trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, khi trình độ cán
                           bộ quân sự nói chung còn rất hạn chế.
                              Mùa khô kháng chiến đầu tiên đã đến, mùa khô “đánh đòn
                           quyết  định” của Bộ Chỉ huy Pháp. Ngày 7/10/1947, gần 20.000

                           quân Pháp hình thành hai gọng kìm rất lớn (gọng kìm phía đông:


                                                                                            13
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20