Page 14 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 14
chủ chiến. Lơcle là Tổng Chỉ huy duy nhất ít nhiều đã thấy được
tình hình thực tế, không tin rằng có thể chinh phục được Đông
Dương bằng sức mạnh quân sự nên đã cùng ta thương lượng, tức là
làm một việc không vừa lòng tập đoàn hiếu chiến Pháp, trong đó có
Cao ủy Đácgiăngliơ và cả những người đã từng làm toàn quyền
Đông Dương như Xarô (Albert Sarraut) hoặc ảnh hưởng chính trị
còn rất lớn dù đã lui vào hậu trường, như Đờ Gôn. Tướng Lơcle ra
đi, chức Tổng Chỉ huy chuyển sang tay Tướng Valuy (Etienne
Valluy), người được Pari đánh giá là “có đủ năng lực gánh vác
nhiệm vụ đặc biệt khó khăn là đánh bại ông Giáp và quân đội Việt
Minh”. Valuy là đối thủ thứ hai của ông Giáp. Khác với Lơcle, viên
tướng này chủ trương dùng vũ lực, đặc biệt là chủ trương “đánh
ngay”, dứt điểm sớm. Khi còn là chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc
Đông Dương, trung tuần tháng 4/1946, tức chỉ một tháng sau khi
được phép đưa quân vào Hà Nội theo Hiệp định sơ bộ, Valuy đã chỉ
thị cho cấp chỉ huy dưới quyền xây dựng kế hoạch tác chiến theo
yêu cầu sẵn sàng biến tấn kịch chiến đấu có tính chất hoàn toàn
quân sự thành một “màn đảo chính”. Sau khi nhậm chức, nếu viên
Tổng Chỉ huy mới này “thành công” trong việc dùng hành động
quân sự để khiêu khích và lấn chiếm để rồi cuối cùng làm bùng nổ
cuộc chiến tranh ra phạm vi cả nước thì Valuy đã phải chịu thất bại
trong hai cuộc đấu trí, đấu lực đầu tiên với ông Giáp. Tháng 7/1946,
vừa ngồi vào ghế Tổng Chỉ huy, Valuy đã cho dàn dựng một màn
kịch cùng bọn tay sai làm đảo chính ngay ở Thủ đô Hà Nội, hòng
nhanh chóng lật đổ chính quyền cách mạng giữa lúc Cụ Hồ đang
cùng phái đoàn Việt Nam đàm phán ở bên Pháp. Được sự nhất trí
của Tổng Bí thư Trường Chinh và Cụ quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc
Kháng, ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ
Nguyên Giáp đã chỉ đạo các chiến sĩ an ninh và tự vệ tóm gọn bọn
phản động và tay sai cùng với toàn bộ tang chứng bạo loạn, đập tan
âm mưu đảo chính của Valuy và đồng bọn ngay từ trong trứng.
12