Page 121 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 121

không có điều kiện liên lạc với Trung ương hay Liên tỉnh ủy, càng
                           không thể xin ý kiến ông Cụ... Cuối cùng Võ Nguyên Giáp đi đến
                           kết luận: Tình hình thực tế vùng Chợ Rã này cần và có thể thành
                           lập chính quyền cách mạng. Thực tế lịch sử sau này chứng minh
                           sự quyết đoán về thời cơ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền
                           và thiết lập chính quyền địa phương ở châu Chợ Rã lúc này hoàn

                           toàn phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 và
                           phù hợp với cả chủ trương của Thường vụ Trung ương sau ngày
                           đảo chính của Nhật.
                              Sau khi chỉ đạo thành lập chính quyền ở Chợ Rã và giao cho
                           Mai Trung Lâm ở lại giúp đỡ Ủy ban nhân dân lâm thời địa phương,

                           Võ Nguyên Giáp cùng bộ đội tiến nhanh xuống Chợ Đồn. Vừa đến
                           nơi, nhận được công văn “hỏa tốc” của lãnh đạo Liên tỉnh ủy, ông
                           Giáp rất mừng, nhất là khi đọc câu đầu của Nghị quyết Liên tỉnh ủy
                           nói về vấn  đề chớp thời cơ “đánh  đổ chế  độ thống trị của Pháp  ở

                           hương thôn, rồi tùy nơi, sẽ thành lập chính quyền nhân dân từ cấp
                           xã đến cấp châu, huyện, phủ, hoặc đến cấp tỉnh”. Liên tỉnh ủy còn
                           cho biết, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, các đội vũ trang Cao
                           Bằng đã hạ hàng loạt đồn địch, thu hàng ngàn súng không chỉ của

                           lính dõng, lính khố xanh, khố đỏ, mà chủ yếu là của từng đoàn, từng
                           đoàn quân Pháp nối tiếp nhau tháo chạy sang bên kia biên giới. Bọn
                           chỉ huy Pháp - như viên quan tư Rơn (C. Reul) ở Cao Bằng và quan
                           hai Pônhtích (P. de Pontich) ở Bắc Kạn v.v. đều không dám hưởng

                           ứng lời kêu gọi của ta cùng nhau hợp tác đánh Nhật.
                              Cuối tháng 3, Võ  Nguyên Giáp cùng “đại quân” về  đến Chợ
                           Chu. Ba tuần Phất cờ Nam tiến của Giải phóng quân là quá trình
                           phối hợp với Cứu quốc quân và nhân dân các dân tộc Việt Bắc tạo

                           nên một cục diện hoàn toàn mới trên căn cứ địa cách mạng. Trong
                           khi phong trào cách mạng ở Cao Bằng như nước vỡ bờ, toàn bộ
                           các châu Hoà An, Nguyên Bình, Hà Quảng và một phần các châu



                                                                                           119
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126