Page 187 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 187

năm 1946 cho thấy nghị quyết hội nghị  đã mở đường cho một cuộc
                                                                  1
                           “khởi nghĩa lại”  ở nông thôn Nam Bộ. Sau này,  Đại tướng Võ
                           Nguyên Giáp đánh giá: “Trong thời kỳ này, nhân Hiệp định sơ bộ,

                           địch phải đưa lực lượng ra Bắc, lực lượng còn lại ở Nam Bộ bị phân
                           tán cao độ nên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quân ta
                           hoạt động... Về phần ta thì chiến tranh du kích đã phát triển, ở cả
                           ba khu 7, 8 và 9, đã tiêu diệt các toán quân và các đồn trại lẻ tẻ

                           của  địch, chống lại khủng bố tàn khốc của chúng, phá  tan ngụy
                           quyền, lập lại chính quyền của ta. Lực lượng vũ trang của ta cũng
                           nhân đó mà lớn lên rất nhanh chóng, sau ngày Thỏa hiệp án (ý nói
                           Tạm ước 14/9/1946 - T.G.) lại càng phát triển mạnh lên... Nam Bộ

                           đã phát động được chiến tranh nhân dân” .
                                                                     2
                              Tại miền Bắc, mục tiêu chính của quân Pháp là Thủ đô Hà
                           Nội. Những vụ chiếm Bộ Tài chính (cuối tháng  3), chiếm Phủ
                           Toàn quyền cũ (cuối tháng 6) và nổ súng trong những cuộc va
                           chạm với quân Tàu Tưởng trên  đường phố chỉ là  những hành
                           động vi phạm và khiêu khích cụ thể trong điều kiện binh lực của

                           chúng còn hạn chế. Âm mưu cơ bản của tướng lĩnh Pháp là lợi

                           ______________

                              1. Nghị quyết Trung ương họp với cán bộ Nam Bộ cuối tháng 5/1946
                           xác định: Cuộc vũ trang tranh đấu trong lúc này vẫn có tính chất tự vệ;
                           phương châm tác chiến chung là chính trị trọng hơn quân sự. Bởi vậy
                           phải: 1- Điều chỉnh và thống nhất chỉ đạo chỉ huy; 2- Giữ quyền chủ động
                           tác chiến song chú ý không gây khó khăn cho ngoại giao; 3- Phát triển vũ
                           trang tuyên  truyền trong vùng  địch kiểm soát;  4- Quấy rối trong các
                           thành phố lớn; 5- Tiến công địch nhưng không quá mạo hiểm, phải giữ
                           gìn thực lực; 6- Thận trọng trong việc diệt trừ Việt gian (Văn kiện quân
                           sự của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, t. 2, tr. 49).
                              2.  Đánh giá  tổng hợp của  Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong  Huấn
                           lệnh về phương châm quân sự của ta  ở Nam Bộ (1/11/1948),  in trong
                           Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và
                           Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, t. 1, tr. 323.


                                                                                           185
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192