Page 184 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 184
với các anh (ý nói Thường vụ Trung ương - T.G.) về việc Bác có nên
đi Pháp trong dịp đàm phán này không. Trước đây, Bác đã có lần bị
bọn phản động Pháp kết án tử hình. Trong trường hợp cuộc điều
đình gặp khó khăn, nếu Pháp trở mặt, thì không phải không đáng
ngại... Riêng chúng tôi hôm ấy còn có thêm một nỗi lo lắng mà không
ai dám nói ra. Hồi đó luôn luôn xảy ra những tai nạn máy bay.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phái đoàn lên đường, suốt
mấy tháng hè thu năm 1946 tình hình đất nước vẫn diễn biến hết
sức phức tạp. Ông Võ Nguyên Giáp thường xuyên trao đổi với Tổng
Bí thư Trường Chinh và tập thể Thường vụ Trung ương Đảng,
nhằm thống nhất đánh giá tình hình và chủ trương không những
đối với toàn quốc mà đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội. Quân thù
có thể nhân dịp Cụ Hồ đi xa mà có những hành động trắng trợn
quyết liệt hơn.
Thông qua lập trường của Pháp trong Hội nghị Đà Lạt, ông
Giáp đã dự kiến, ngoài âm mưu chia cắt Nam Bộ, sớm muộn
Pháp cũng núp dưới chiêu bài “bảo vệ dân thiểu số” dùng quân sự
đánh chiếm Tây Nguyên, tạo chỗ đứng chân cho chính quyền tay
sai của “xứ Tây Kỳ tự trị”. Đảng và Chính phủ ta đã đi trước một
bước quan trọng. Đại hội các dân tộc thiểu số - Đại hội đoàn kết
đánh Pháp - tổ chức tại Plâyku ngày 19/4/1946 theo chỉ thị của Cụ
Hồ là một bước chuẩn bị cơ bản và kịp thời về chính trị, tinh thần
và định hướng đấu tranh cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên.
Sau này, qua tài liệu của Đờvile, được biết từ đầu tháng 5,
Đácgiăngliơ đã hối thúc Lơcle “tăng cường một cách quả quyết
công cuộc Bắc tiến của chúng ta theo hướng Plâyku - Công Tum,
bởi chúng ta phải mở rộng quyền lực ở Trung Kỳ theo hướng vĩ
tuyến 16, đặc biệt là lên vùng người Thượng”. Lơcle dùng dắng vì
e ngại vấp phải sự chống đối của Chính phủ ta. Viên tướng này
182