Page 186 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 186
thứ vũ khí thô sơ tự tạo. Hai tháng khó khăn qua đi, đến tháng 9
cục diện chiến trường Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. Không
những chiến tranh du kích phát triển mà hai trung đoàn chủ lực 94, 95
và Tiểu đoàn Ba Tơ đã chiến đấu ngày càng hiệu quả trong các trận
tiến công đồn bốt địch và trong các cuộc hành quân lấn chiếm của
chúng. Các đợt hoạt động quân sự đã hậu thuẫn đắc lực đối với việc
khôi phục chính quyền nhân dân trong 53 xã thuộc vùng rừng núi
An Khê, Cheo Reo. Căn cứ kháng chiến tại chỗ được xây dựng ở
Cheo Reo, M'Đrắk, Buôn Hồ. Các đội vũ trang tuyên truyền xung
phong, các đại đội Vệ quốc đoàn ở Củng Sơn, Buôn Hồ, Cheo Reo,
An Khê từng bước mở rộng địa bàn hoạt động và phát triển sâu vào
vùng tạm chiếm thuộc hai tỉnh Gia Lai, Công Tum.
Chính nhờ cơ sở chính trị và vũ trang từng bước được củng cố
mà cuối năm 1946 nhân dân các dân tộc Tây Nguyên vững vàng
cùng toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước.
Mặt khác, binh lực địch bị thu hút lên chiến trường Tây Nguyên,
càng làm cho chúng lâm vào cuộc khủng hoảng mới về quân số.
Lực lượng địch ở Nam Bộ thiếu hụt và bị căng mỏng là một dịp để
quân và dân miền Nam đẩy mạnh các mặt hoạt động.
Tại miền Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng, công tác chính trị -
tư tưởng đã giúp cho nhân dân dần dần thấy rõ việc ký bản Hiệp
định sơ bộ 6-3 đã tạo ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến lâu
dài, qua đó khẳng định quyết tâm tuân theo lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đứng vững trên vị trí chiến đấu của mình. Hạ
tuần tháng 5/1946, theo phương hướng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh, ông Võ Nguyên Giáp đã
cùng một số đồng chí Trung ương họp Hội nghị mở rộng với cán bộ
chỉ đạo chiến trường Nam Bộ nhằm xác định phương hướng đấu
tranh trong tình hình mới. Thực tế cục diện chiến trường nửa cuối
184