Page 188 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 188
dụng điều kiện quân Pháp đã vào Hà Nội để tạo mọi cơ hội làm
cuộc đảo chính, lật đổ chính quyền cách mạng. Sau này, qua tài
liệu của phương Tây, được biết Lơcle đã có ý định “quét một nhát”
ngay trong cuộc duyệt binh cùng ông Võ Nguyên Giáp ngày 22/3,
tức chỉ 4 ngày sau khi quân Pháp vào Thủ đô. Nhưng, như tiết lộ
của Đờvile, chính Valuy cũng phải thừa nhận rằng hồi đó “chúng
1
ta không đủ sức”. Suốt mùa hè, Pháp vẫn không thực hiện được
âm mưu dùng gián điệp, đặc vụ và các toán biệt kích
(commandos) để “vô hiệu hoá một cách kín đáo và bất ngờ” các
cán bộ lãnh đạo của ta. Cụ Hồ đi vắng là một dịp để chúng thực
thi một kế hoạch mới, táo bạo hơn.
Từ cuối tháng 6, khi quân Tưởng rút khỏi Hà Nội, một số tay
sai của Tưởng chạy theo chúng, để lại bọn đàn em với mưu đồ
thay thầy đổi chủ, tiếp tay cho Pháp lật đổ chính quyền cách
mạng, lập nên chính quyền tay sai. Điển hình là âm mưu đảo
chính trung tuần tháng 7 do bọn Đại Việt và Quốc dân đảng phối
hợp hành động, theo kịch bản của Valuy. Nhân ngày quốc khánh
Pháp (14/7), Bộ Chỉ huy Pháp đề nghị với ta cho tổ chức diễu binh
trên một số đường phố lớn của Thủ đô. Ta chưa trả lời thì ngày
11/7, Tổng Giám đốc Công an Lê Giản báo cáo với Thường vụ và
Cụ quyền Chủ tịch: Bọn Đại Việt và Quốc dân đảng đang cùng
Pháp thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền. Nhân cuộc diễu binh
của Pháp, bọn chúng cho tay chân phục dọc đường, bắn súng và
ném lựu đạn vào lính Pháp, tạo cớ để Pháp bắt giam cán bộ lãnh
đạo Đảng và Nhà nước ta. Trong khi đó bọn tay sai tung truyền
đơn kêu gọi quần chúng nổi dậy lật đổ chính quyền. Hiện chúng
______________
1. Etienne Valluy, Tư lệnh Sư đoàn 9, lực lượng chủ yếu ra Hà Nội
sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Từ tháng 3/1946 là chỉ huy quân Pháp ở
ngoài Bắc, tháng 7/1946 thay Lơcle làm Tổng Chỉ huy quân viễn chinh
Pháp ở Đông Dương.
186