Page 195 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 195
đã ra đi, nạn đói đã bị đẩy lùi, hàng triệu dân nghèo đã ra khỏi
cảnh tối tăm của nạn mù chữ, đời sống của nhân dân lao động tuy
còn rất eo hẹp nhưng đã bước đầu được cải thiện, bộ mặt xã hội đã
thay đổi về căn bản dưới chính thể dân chủ, một chính thể đã được
củng cố sau một năm đầy giông tố. Thế nhưng, khả năng hoà hoãn
với Pháp ngày càng hạn chế do thái độ ngoan cố của họ trên bàn
Hội nghị Phôngtenblô và nhất là do hành động khiêu khích và lấn
chiếm của quân Pháp vẫn diễn ra liên tiếp trên nhiều địa phương
trong cả nước. Rõ ràng một điều cần thiết lúc này là phải làm cho
đồng bào có ý thức cảnh giác, thấy hết nguy cơ xâm lược của đế
quốc Pháp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trao đổi với Bộ
trưởng Thông tin Tuyên truyền Trần Huy Liệu và cùng nhau nhất
trí cần tổ chức một cuộc nói chuyện với số người tham dự càng
đông càng tốt, để nhân đó nhắc nhở đồng bào - nhất là nam nữ
thanh niên - nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn toàn dân ngày
2/9 năm trước: “Xin đồng bào chớ tưởng rằng thế này là đã thái
bình đâu”. Được ông Liệu giới thiệu, ông Giáp gọi điện mời anh
1
Trần Văn Hà đến Bắc Bộ phủ và nói:
- Sắp đến ngày giỗ Trần Hưng Đạo , anh chuẩn bị cho buổi nói
2
chuyện của tôi tại Nhà hát lớn. Anh kiếm dùm cho tôi cuốn Việt
Nam sử lược của Trần Trọng Kim, anh xem kỹ và đánh dấu bút
chì ở mép trang những đoạn quan trọng. Anh cũng chuẩn bị cho
nội dung khoảng hai trang thôi, gạch đầu dòng, viết rõ ràng.
Về buổi nói chuyện đó, 55 năm sau GS. Trần Văn Hà nhớ lại:
“Trước tấm bản đồ Nhà Trần chống quân Mông Cổ, tiếng anh
______________
1. Anh Trần Văn Hà lúc này là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền
Hà Nội, một thanh niên tuy không học trường Thăng Long nhưng đã
từng biết thầy Giáp từ những ngày ông dạy học ở Hà Nội. Sự kiện này
được GS. Trần Văn Hà kể lại 55 năm sau (Xem Tiền phong cuối tháng
8/2001).
2. Ngày giỗ Trần Hưng Đạo là 20/8 năm Canh Tý (1300).
193