Page 200 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 200
công phân nhiệm giữa Quân ủy hội và Bộ Quốc phòng sau khi
thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Việc vận dụng các sắc
lệnh của Chủ tịch nước đã có tác dụng quan trọng về biên chế tổ
chức từ Trung ương xuống cơ sở và về mặt quản lý bộ đội bước đầu
theo nền nếp chính quy. Trong bước trưởng thành vừa qua của
quân đội, đáng chú ý nhất là Trung ương đã vượt qua những hạn
hẹp về ngân sách, dựa vào sự đóng góp của nhân dân để tích cực
giải quyết vấn đề trang bị cho bộ đội. Việc gấp rút đào tạo cán bộ -
với hàng ngàn người được kịp thời đưa xuống các đơn vị cơ sở - đã
bước đầu đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quá trình chuẩn bị lực
lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu...
Để chuẩn bị cho hội nghị quân sự sắp tới, Tổng Bí thư Trường
Chinh cùng Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp trao đổi
thêm về vấn đề thống nhất cơ quan lãnh đạo quân sự cấp trung
ương và các mặt công tác cần triển khai để các lực lượng vũ trang
chủ động sẵn sàng chuyển từ thời bình sang thời chiến. Kết luận
quan trọng cuối cùng là khả năng Pháp có thể làm nổ ra chiến
tranh toàn cục và yêu cầu quan trọng bậc nhất về quân sự lúc này
là không để lâm vào thế bị động chiến lược.
Ngày 19/10, tại 56 Nguyễn Du, Hà Nội, Tổng Bí thư Trường
Chinh chủ trì Hội nghị quân sự toàn quốc. Đây là hội nghị quân sự
quy mô lớn nhất đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà. Ngoài
các ủy viên Trung ương và cán bộ chủ chốt Tổng hành dinh, cán bộ
chỉ huy cấp khu từ Chiến khu 4 trở ra đều có mặt. Hội nghị họp
trong bối cảnh cuộc thương thuyết trên đất Pháp đã tan vỡ. Cụ Hồ
đang trên đường về nước, trong khi những vụ khiêu khích của
quân Pháp liên tiếp xảy ra trên miền Bắc. Về bản Tạm ước 14/9,
hội nghị chỉ rõ: Các cấp chỉ huy phải giải thích cho bộ đội hiểu bản
Tạm ước chỉ là một sự thỏa thuận tạm thời, vì vậy phải luôn luôn
chuẩn bị đề phòng, đề phòng hơn trước kia. Hội nghị nhấn mạnh yêu
cầu thường xuyên đề cao cảnh giác, không để bị bất ngờ (bị đánh úp).
198