Page 196 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 196
Văn sang sảng, lúc trầm lắng với Hội nghị Diên Hồng, khi sôi nổi
như cuốn hút mọi người vào các trận chiến, rồi vút lên cao với
chiến thắng Bạch Đằng. Tiếng vỗ tay ầm vang như sấm hầu như
không thể dứt. Nhà hát lớn thành phố đông nghịt người nghe”.
Khi ông Giáp liên hệ tình hình đất nước hiện nay với thời Trần
trước âm mưu xâm lược của quân Mông Nguyên, cụ thể là cuộc
đàm phán Việt - Pháp đang đi vào ngõ cụt trong khi quân Pháp
liên tiếp có những hành động khiêu khích, lấn chiếm, Trần Văn
Hà nhận thấy trong cử tọa “những nắm tay chặt, những lồng ngực
hực sôi! Ai cũng thấy phải đồng tâm, hiệp lực làm được một cái gì”.
Cũng như những ngày trên vùng thượng du Cao - Lạng năm
xưa, dù lúc này hết sức bận rộn, ông Giáp vẫn cố thu xếp thời gian
đem lại cho đông đảo nhân dân những hiểu biết cần thiết để cùng
nhau chung lưng đấu cật chuẩn bị bước sang những giờ phút lịch
sử có ý nghĩa bước ngoặt. Đúng là một hình thức công tác chính trị
đích thực của một con người luôn quán triệt phương châm hành
động chính trị đi trước quân sự.
Chừng nửa tháng sau Lễ Độc lập, Thường vụ Trung ương đã
nắm được những nội dung cơ bản của bản Tạm ước mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh vừa ký với đại diện Chính phủ Pháp ngày 14/9.
Trong số ra ngày 20, tờ Sự thật viết: “Ý chí của Hồ Chủ tịch trong
khi ký bản thỏa hiệp tạm thời là nhất quyết làm cho cuộc bang giao
Việt - Pháp tiến bộ hơn ngày 6/3, tình giao hảo giữa hai dân tộc dân
chủ thân mật hơn và để thực hiện một cuộc đoàn kết cao hơn. Vì
Người biết rằng ký với Pháp những điều khoản của bản thỏa hiệp
tạm thời có thể hoà hoãn những gay go giữa Việt - Pháp và giành
thêm được thời gian để bồi bổ thực lực và đón lấy một tình thế tốt
hơn; để tỏ cho dân Pháp thấy rằng dân tộc ta rất muốn thỏa thuận
với dân Pháp và do đó tăng thêm tình cảm với dân Pháp và các dân
tộc tự do khác đối với nước ta”
.
Ngay từ lúc này ta đã thấy bản Tạm ước 14/9 “chỉ giải quyết
194