Page 198 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 198
tình thế mới. Vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội
cách mạng Việt Nam đã trải qua một năm thực hiện lời Cụ Hồ
dạy, vừa làm vừa học, học từ những điều sơ đẳng nhất, như phiên
hiệu các đơn vị và binh chủng của địch, học tổ chức bộ máy chỉ huy
và điều hành các phòng, ban, học trong những việc cụ thể như tổ
chức các đoàn quân Nam tiến, nắm tình hình địch, tình hình ta ở
chiến trường phía trước cũng như ở hậu phương, học trong những
cuộc đấu tranh với tướng tá của Pháp buộc chúng thi hành đúng
Hiệp định, v.v.. Và hôm nay, ngồi trước Tổng Bí thư và Bí thư
Quân ủy Trung ương là một Tổng Tham mưu trưởng đã có những
hiểu biết ban đầu về nghiệp vụ tham mưu chiến lược, một người đã
được ông Giáp đặt niềm tin về tinh thần khiêm tốn học tập cầu
tiến bộ.
Theo báo cáo của Tổng Tham mưu trưởng, Quân đội quốc gia
lúc này đã có 8,2 vạn (tăng 3,2 vạn so với cuối năm 1945), biên chế
thành 32 trung đoàn và 11 tiểu đoàn độc lập (do điều kiện chiến
đấu liên tục nên cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn duy trì hình
thức chi đội). Pháo binh đã đặt cơ sở đầu tiên, đó là ba trung đội
pháo ở Thủ đô, gồm 5 khẩu pháo cao xạ 75 mm thu được trong
Tổng khởi nghĩa được chuyển thành pháo mặt đất. Hệ thống thông
tin liên lạc trong toàn quân đã thông suốt từ Trung ương xuống
các đơn vị, chiến trường, kể cả chiến trường miền Nam, tuy
phương tiện trang bị còn rất thô sơ và thiếu thốn. Toàn quốc có
chừng một triệu tự vệ và du kích. Riêng ở bắc vĩ tuyến 16, tự vệ là
lực lượng vũ trang quần chúng có tác dụng quan trọng hạn chế rất
nhiều hành động khiêu khích của quân Pháp ở những nơi chúng
được phép đóng quân. Tổ chức lãnh đạo, chỉ huy theo hai hệ thống
từ Quân sự Ủy viên hội và Bộ Quốc phòng xuống cơ sở đã được
củng cố. Với chừng 8.000 đảng viên trong toàn quân, hệ thống công
tác đảng, công tác chính trị trong bộ đội chủ lực đã hoàn chỉnh từ
Quân ủy Trung ương xuống cơ sở. Công tác hậu cần (khi đó gọi là
196