Page 213 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 213
toà soạn báo Cứu quốc tìm ông Xuân Thủy. Ông Thủy đi vắng, ông
Hồng Hà nghe điện thoại. Ông đọc cho ông Hà ghi và dặn cho đăng
ngay (bản dịch) tối hậu thư của Pháp vào số báo sớm nhất. Vào
những ngày này, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra, Cụ
Hồ đã rời thành phố từ ngày 26/11, đến ở nhà một cơ sở gần ngã tư
Canh, sau đó, ngày 3/12, Cụ về làng Vạn Phúc gần thị xã Hà Đông.
Tại đây, ngày 18/12, Cụ chủ trì Hội nghị mở rộng của Ban Thường
vụ Trung ương nhằm đánh giá tình hình và đề ra chủ trương lãnh
đạo trong tình hình mới.
Theo ông Giáp sau này kể trong Những năm tháng không
thể nào quên thì, trước khi vào cuộc họp, Cụ Hồ hỏi tình hình
mùa màng, hỏi công tác phá hoại giao thông ngăn chặn địch...
và “nếu chiến tranh nổ ra, các chiến sĩ có đủ gạo ăn không?”. Cụ
rất vui khi được báo cáo năm nay mưa nắng thuận, nhiều nơi
được mùa lớn, nhân dân no hơn năm ngoái. Các huyện xung
quanh Hà Nội và các tỉnh đều đã lập kho lương thực để cung cấp
cho bộ đội. Các làng đều có ủy ban tiếp tế. Vào cuộc họp, phân
tích tình hình hiện nay hội nghị nhất trí nhận định rằng khả
năng hoà hoãn không còn, ta càng nhân nhượng thì địch càng
lấn tới. Nhân dân ta không thể trở lại cuộc đời nô lệ một lần
nữa. Chiến tranh nổ ra, cuộc kháng chiến sẽ trường kỳ gian khổ,
nhưng nhất định thắng lợi. Theo đề nghị của Cụ Hồ, sau khi
nghe, hội nghị góp ý kiến sửa mấy chữ vào Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Cụ. Đồng thời, với sự nhất trí cao và với ý chí
quyết chiến quyết thắng, tập thể Thường vụ đã thông qua một
quyết định quan trọng, quan hệ đến vận mệnh của cả dân tộc,
đó là: Phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược trên phạm vi cả nước.
Từ Vạn Phúc, ông Giáp vừa trở về tới trụ sở tại Hà Nội thì
có tiếng chuông điện thoại. Đầu dây đằng kia là một người
Pháp, xưng danh là Giăng Giuyliêng (Jean Julien), Trưởng ban
211