Page 216 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 216
- Mọi chuyện xảy ra đều do các người. Giữa Pháp và Việt Nam
đã trải qua bao lần thương thuyết. Nhưng rồi sau Nam Bộ đến Tây
Nguyên rồi Hải Phòng và Lạng Sơn. Và trong mấy ngày qua, liên
tiếp những tối hậu thư. Thế là hết. Chúng tôi không nhân nhượng
thêm nữa.
Ông Giáp đứng lên, vẫn lịch sự chìa bàn tay. Cuộc đối thoại
kết thúc.
Tổng Chỉ huy đã biểu thị rõ ràng quyết tâm của Cụ Hồ,
Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Quyết tâm đó xuất phát từ
những sự kiện liên tiếp diễn ra trong những ngày tháng chạp
nóng bỏng này. Nhân dân ta có câu “Cây muốn lặng, gió chẳng
dừng” và “Tức nước vỡ bờ”. Ngày nay, đọc lại những trang Hồ Chí
Minh - Biên niên tiểu sử hay cuốn Thư ký Bác Hồ kể chuyện,
người ta càng thấy rõ một điều là, mặc dù sau sự kiện Hải Phòng,
quan hệ Việt - Pháp đã trở nên hết sức khẩn trương, nóng bỏng,
nhưng với thiện chí hoà bình, quyết tâm tránh một cuộc xung đột
quy mô toàn cục, mãi tận những ngày đầu tháng 12 này, Cụ Hồ
vẫn hoạt động không mệt mỏi nhằm gạn chắt những khả năng
hoà hoãn khi đó đã trở nên rất mong manh. Bức thư ngày 6 gửi
Quốc hội và Chính phủ Pháp, công hàm ngày 13 gửi Chính phủ
Pháp và Đô đốc Đácgiăngliơ, thông điệp ngày 15 gửi Thủ tướng
Pháp, các cuộc tiếp ông Moffard (Giám đốc Cục Á châu Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ) và trả lời phỏng vấn của báo Paris - Saigon ngày 7,
tiếp các phóng viên tờ Thời báo Niu Oóc ngày 14, v.v. tất cả đều
nhằm biểu thị thiện chí muốn cùng phía Pháp tìm một giải pháp
thỏa đáng để cứu vãn tình thế. Nhưng mọi cố gắng của Chính
phủ ta đã không được phía Pháp hồi âm.
Ngày 19/12, ngày bận rộn nhất của Tổng hành dinh và Tổng
Chỉ huy Võ Nguyên Giáp cũng là ngày Bộ Chỉ huy Pháp gửi cho ta
tối hậu thư thứ ba sau ba ngày liên tiếp. Chúng đòi tước vũ khí
của tự vệ Hà Nội, đòi ta đình chỉ mọi công việc chuẩn bị kháng
214