Page 225 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 225
Tối ngày 20, ông Giáp cùng ông Trường Chinh nghe ông Hoàng
Văn Thái báo cáo tình hình chiến sự Hà Nội và chiến trường cả
nước sau một ngày đầu của cuộc tổng giao chiến. Hầu hết các
thành phố và thị xã (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định,
Vinh, Huế) đều kịp thời nổ súng trong đêm nhưng so với Hà Nội,
các chiến trường đều chậm (phổ biến là nổ súng sau nửa đêm 19)
nên ở một số nơi địch đã kịp thời báo động, chuẩn bị đối phó. Tại
Vinh, do lực lượng mỏng lại bị cô lập nên đơn vị địch ở đây đầu
hàng ngay trong đêm 19. Trên trục đường số 5, sáng ngày 20 địch
dồn sức đánh chiếm các cầu Lai Vu và Phú Lương nhằm khai
thông đường tiếp tế cho Hà Nội. Cuộc tiến công của lực lượng vũ
trang thành phố Huế nổ ra chậm hơn 6 giờ so với quy định nên
địch đã kịp thời chống trả, nhất là tại các vị trí cầu ga, cầu Tràng
Tiền và cầu An Cựu. Cuộc chiến đấu ở thành phố Nam Định diễn
ra ác liệt ngay từ đầu ở khu vực trại Carô, Nhà máy tơ và Nhà máy
dệt. Riêng tại Đà Nẵng, do thiếu sót về tổ chức thông tin chỉ huy
nên bộ đội nhận lệnh chậm, chuẩn bị chiến đấu không kịp. Năm
giờ sáng ngày 20, địch tiến công trước, quân ta ở vào thế bị động,
có nguy cơ sớm bị đẩy ra khỏi thành phố. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn,
các đội tự vệ thành cùng các đội cảm tử kịp thời phối hợp với
Hà Nội, tiến công địch ngay trong ngày 20. Do bị đánh đồng loạt
nên quân địch trong nội thành bị bất ngờ, có nơi rối loạn. Nhìn
chung trong cả nước thắng lợi bước đầu của quân ta là đã nổ súng
gần như đồng loạt trong đêm, địch buộc phải đối phó nhiều nơi
cùng một lúc, lực lượng do đó càng thiếu hụt. Nếu các chiến
trường, nhất là trong Nam, tiếp tục hoạt động đều thì khả năng
tăng viện của địch cho mặt trận chính Hà Nội sẽ rất hạn chế.
Đánh giá một ngày đêm chiến đấu vừa qua ở Thủ đô, các ông
nhận thấy tinh thần chiến đấu của quân ta rất cao, ngay trong
ngày đầu đã xuất hiện những gương chiến đấu vô cùng anh dũng,
tiêu biểu là chính trị viên Lê Gia Định trong trận chiến đấu bảo vệ
223