Page 226 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 226

Bắc Bộ phủ, chiến sĩ Trịnh Sĩ Bình trong trận  đánh  ở Nhà  hát
                           Lớn. Do giành được chủ động tiến công trước, quân ta đã loại khỏi
                           vòng chiến  đấu hàng trăm tên  địch cùng một số xe tăng, xe bọc
                           thép, nhưng thương vong của ta còn cao (40 chiến sĩ hy sinh). Khó
                           khăn nổi lên lúc này là vũ khí đánh xe tăng, cơ giới. Ta cũng chưa
                           đủ sức tiến công những nơi binh  lực  địch tập trung như Trường

                           Bưởi, khu vực Đồn Thủy, chưa thực hiện được chủ trương phá cầu
                           Long Biên  (vì thiếu thuốc nổ) và  tập kích  sân  bay Gia Lâm  (vì
                           chuẩn bị không kịp). Về phía địch, ngoài hai trận đánh thăm dò ra
                           phía Quần Ngựa và Ngọc Hà, chúng chưa đủ sức tiến ra các cửa ô.
                           Rõ ràng là quân Pháp không thể nhanh chóng làm chủ thành phố
                           trong thời gian ngắn theo ý đồ đảo chính hoặc đánh úp của chúng.
                           Về cách đánh, các ông lưu ý trận bộ đội ta đánh địch tiến quân ra

                           phía Ngọc Hà. Anh em đã thu hút địch ở phía trước rồi bất thần
                           đánh tạt sườn, khiến địch bị bất ngờ, đội hình tiến công trở nên rối
                           loạn và bị thương vong, buộc phải rút chạy về thành. Đây là một
                           trận đánh thông minh, cần rút kinh nghiệm cho các khu phố khác.
                              Tổng Chỉ huy đem dự kiến về việc sáp nhập Khu 11 với Chiến

                           khu 2 trao đổi với Tổng Bí thư và được ông Trường Chinh nhất trí
                           tán thành. Vấn đề sẽ sớm được đưa ra trao đổi trong Thường vụ.
                              Ngày 25/12, sau gần một tuần chiến  đấu, Chủ tịch  Ủy ban
                           kháng chiến Khu 11 Nguyễn Văn Trân cùng Bộ Chỉ huy Mặt trận
                           Hà Nội được triệu tập vào Vạn Phúc. Sau khi nghe báo cáo tổng
                           hợp tình hình chiến đấu vừa qua, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
                           công bố quyết định về tổ chức chỉ huy mặt trận trong tình hình

                           mới: Sáp nhập Khu 11 vào Chiến khu 2. Chiến khu 2 vẫn do các
                           ông Hoàng Sâm và Lê Hiến Mai làm Chỉ huy trưởng và Chính ủy,
                           nay thêm hai ông Vương Thừa Vũ và Trần Độ làm Chỉ huy phó và
                           Phó Chính ủy nhưng vẫn kiêm Chỉ huy trưởng và Chính ủy Mặt
                           trận Hà Nội. Từ nay, Mặt trận Hà Nội trở thành tiền phương của

                           Chiến khu 2, có một hậu phương rộng rãi, một lực lượng hùng hậu


                           224
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231