Page 243 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 243

Nhưng rồi bình tâm lại, ông Bộ trưởng viết: “Dẫu sao sự gian
                           lao này ta đã biết trước... Xét kỹ lại, đó cũng là một sự hy sinh như
                           trăm nghìn sự hy sinh khác trong thời chiến đấu... Đã tin tưởng
                           vào thắng lợi cuối cùng của cuộc tranh đấu khó khăn, thì dẫu gian
                           lao khổ ải cho mấy, ta càng cố gắng để chịu đựng tất cả... Trì chí
                           nhẫn nại để vượt mọi khó khăn, cố gắng để đi đến thắng lợi cuối

                           cùng, đó là châm ngôn của mỗi người có ý thức đối với tiền đồ dân
                           tộc... Đêm nay không ngủ, lại phải chuẩn bị cho người đi tìm địa
                           điểm để dời cơ quan. Đồng thời cho dời đi nơi khác tất cả vật liệu
                           để tránh nạn oanh tạc”.
                              Là người đặc biệt quan tâm nghiên cứu cách đánh của bộ đội
                           khi tác chiến trong thành phố cũng như khi đã lui quân ra ngoài,
                           Tổng Chỉ huy hiểu rất rõ nguyên nhân của hiện tượng vỡ mặt trận

                           và những khó khăn đối với bộ đội ở mặt trận phía trước cũng như
                           với nhân dân nơi chiến sự lan tới và với các cơ quan nhà nước ở
                           hậu phương sát  kề. Hiện tượng vỡ mặt trận hoàn toàn khác với
                           những trường hợp bộ đội ta chủ động rút lui, có kế hoạch, có chuẩn
                           bị, có chủ đích.

                              Vì sao mặt trận bị vỡ? Ngay từ Hội nghị quân sự Chúc Sơn
                           (tức là khi bộ đội còn bám trụ và chiến đấu trong các thành phố
                           Hà Nội, Nam Định, Huế...), Bộ Tổng Chỉ huy đã dự kiến địch sẽ
                           chuyển sang tiến công và phản công sau khi có viện binh và đã đề
                           ra yêu cầu chuyển hướng về chiến thuật, lấy du kích  vận  động
                           chiến làm chiến thuật căn bản. Nghị quyết Hội nghị đã đề cập các
                           biện pháp về xây dựng lực lượng, tổ chức chỉ huy, huấn luyện bộ

                           đội và chuẩn bị trong nhân dân... tạo mọi điều kiện cần thiết để
                           vận dụng du kích vận động chiến, tránh tình trạng hàng ngũ rối
                           loạn, có khi tan tác, tinh thần hoang mang trong khi đã mệt mỏi
                           nao núng... Sau Hội nghị Chúc Sơn, bản huấn lệnh ngày 1/2 của
                           Bộ Tổng tham mưu Về du kích vận động chiến đã hướng dẫn các

                           đơn vị bổ khuyết về các mặt tổ chức thông tin liên lạc, về trinh


                                                                                           241
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248