Page 302 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 302
Cuối bản huấn thị, Tổng Chỉ huy viết: “Trong trận Việt Bắc
vừa qua, tuy địch thất bại, nhưng ta chưa phải đã hoàn toàn thắng
lợi, khuyết điểm của ta còn nhiều. Học tập và trưởng thành trong
chiến đấu, là nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc trao cho chúng ta
lúc này. Các cấp cán bộ và toàn thể bộ đội phải nhận trách nhiệm
này, noi theo truyền thống của Đội Quân giải phóng khi xưa, kiên
quyết học tập, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để thắng
địch trong giai đoạn này, hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến, giành
phần thắng lợi cuối cùng về ta”.
Về cấp chiến lược, ngày 20/3/1948, Hội nghị tổng kết của Bộ
Tổng chỉ huy về sự chỉ đạo phá cuộc tiến công của địch lên Việt
Bắc khẳng định, ta đã sớm phát hiện những sai sót lúc đầu trong
phán đoán địch và đã kịp thời chuyển hướng bố trí binh lực và
thay đổi cách đánh nên đã giành được thắng lợi, làm thất bại âm
mưu “đánh đòn quyết định” của địch. Trong báo cáo tại Hội nghị
tổng kết, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã phân tích, làm sáng tỏ
sự khác biệt giữa mệnh lệnh ngày 4/10/1947 và các mệnh lệnh bổ
cứu ngày 15 và 27/10. Cụ thể là: Phương châm đề ra trong mệnh
lệnh ngày 4/10 là: Du kích là chính, vận động là phụ và ngoài bộ
đội chủ lực tập trung đánh vận động, còn bộ đội hoạt động trên các
chiến trường địa phương lấy đơn vị đại đội mà bố trí. Tổng Chỉ huy
nhận xét rằng phương châm thì đúng nhưng không cụ thể. Mãi tới
khi tác chiến mới nhận thấy: Không nói đến tập trung và đánh
như thế nào. Cũng vì không cụ thể cho nên:
1- Cấp khu tập trung quá nhiều, làm cho hậu phương sơ hở,
địch đến không có bộ đội nên chúng tự do hoành hành;
2- Trung đoàn địa phương bố trí có tính chất trận địa, khi điều
động một đơn vị đi là ở đó bị trống. Bố trí như vậy nhất định sẽ có
chỗ hở và quân nhiều mà hoá ít, vì địch chọc vào chỗ nào cũng được.
Thiếu sót trên đây đã được bổ cứu bằng mệnh lệnh ngày 15 và
27/10 với sự ra đời của ba mặt trận và việc hình thành đại đội độc
300