Page 304 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 304
Sau này, nhà sử học quân sự Mỹ Cơri, tác giả cuốn Chiến
thắng bằng mọi giá đã dẫn một câu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
nói rằng: “Trong chiến tranh, việc thắng nhiều trận mà rút ra được
ít bài học có thể không có lợi bằng thắng một trận mà học tập được
nhiều điều bổ ích”.
Điều đó lý giải vì sao sau chiến thắng Việt Bắc cũng như trong
suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng, ông Giáp không chỉ coi trọng
rút kinh nghiệm chỉ đạo, chỉ huy của bản thân và của cơ quan
Tổng hành dinh mà ông còn đặc biệt quan tâm chỉ đạo toàn quân
rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu để quân đội không ngừng
vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Theo cách nói của Cơri, thực tế Chiến dịch Việt Bắc thu đông
năm 1947 đối với Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp là một trong
những bài học chiến lược đầu tiên mà ông thu hoạch được trong
những năm ở “học viện quân sự trong rừng”. Với thắng lợi này, bản
lĩnh cầm quân ở tầm vĩ mô của ông đã được thực tế khẳng định.
Mãi sau này qua sự phân tích đầy đủ trên cơ sở khoa học trong
công trình nghiên cứu Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam của
Bộ Quốc phòng , người ta mới thấy hết giá trị của bài học đầu tiên
1
đó đối với toàn quân cũng như đối với cơ quan Tổng hành dinh.
Công trình trên chỉ rõ: Nếu trước ngày 7/10/1947, cấp chiến lược
phán đoán không hoàn toàn đúng hướng tiến công và hành động
của địch nên lúc đầu bị bất ngờ và bị động đối phó thì sau khi địch
triển khai đội hình chiến dịch, ta lại nắm được kế hoạch hành binh
của chúng nên đã kịp thời điều chỉnh lực lượng, thay đổi cách đánh
cho phù hợp. Chính nhờ kịp thời phát hiện sai lầm, mạnh dạn sửa
sai cho phù hợp với thực tế chiến trường, ta mới đảo lộn được thế
cờ, chuyển từ bị động sang chủ động để mở đường đi đến thắng lợi.
______________
1. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản năm 1994.
302