Page 307 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 307
tương quan lực lượng và thế trận hai bên trong chiến dịch. Việc
chuyển sang dùng lực lượng nhỏ, cơ động, đánh địch trên cả ba
mặt trận là một quyết định sáng suốt, hợp với quy luật đi từ nhỏ
đến lớn, vừa đánh vừa học. Nhưng cách đánh nhỏ trong Chiến dịch
Việt Bắc không chỉ dừng lại ở đại đội độc lập, phối hợp với địa
phương tiêu hao địch một cách rộng rãi bằng chiến tranh du kích.
Đi đôi với việc phái các đại đội độc lập xuống các huyện phát động
chiến tranh du kích đánh địch rộng khắp, Tổng Chỉ huy còn coi
trọng việc chỉ đạo cách đánh nhỏ của các tiểu đoàn chủ lực lấy
phục kích làm chính (trên cả đường bộ và đường sông). Các tiểu
đoàn tập trung đã góp phần quyết định khoét sâu chỗ yếu cơ bản
của địch là phải cơ động, bộc lộ lực lượng ngoài trời trên địa hình
rừng núi rất ít khi trong tầm yểm trợ có hiệu quả của pháo binh.
Kinh nghiệm đánh mạnh vào giao thông tiếp tế và đánh bộ binh cơ
giới địch cơ động trên đường bộ và đường sông trong Chiến dịch
Việt Bắc sẽ trở thành bài học cho nhiều chiến dịch tiến công của
quân ta sau này. Cách dùng binh lực theo đại đội độc lập - tiểu
đoàn tập trung trong Chiến dịch Việt Bắc sẽ trở thành phương
châm hoạt động của bộ đội chủ lực suốt một thời gian dài, trong cả
thời kỳ phát động chiến tranh du kích trên quy mô cả nước trong
những năm 1948 - 1949.
Tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng sự hình thành nghệ thuật
chiến dịch trong Chiến dịch Việt Bắc là sự tích lũy bước đầu rất bổ
ích làm cơ sở để Tổng Chỉ huy tiếp tục hoàn chỉnh, phát triển và
nâng cao trong quá trình chỉ đạo, chỉ huy các chiến dịch tiếp theo
của toàn quân trên cả chặng đường tiến từ du kích lên chính quy,
cũng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa hình thức tác chiến du
kích và tác chiến chính quy trên quy mô ngày càng lớn.
305