Page 366 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 366
đường tiếp cận mục tiêu, như khả năng công phá pháo đài, tổ chức
vượt sông, xử lý hỏa lực chéo cánh sẻ của địch từ các vị trí tiền tiêu
trên các điểm cao xung quanh thị xã khi ta đột nhập tung thâm.
Trên đường về, lội bì bõm trên nhiều đoạn đường bị ngập dưới
trời mưa tầm tã, càng suy nghĩ, Chỉ huy trưởng càng khẳng định:
Không thể chọn thị xã Cao Bằng làm điểm đột phá mở màn chiến
dịch vì khó bảo đảm nguyên tắc đánh thắng trận đầu. Lý do chủ
yếu không chỉ vì binh lực địch trong thị xã mà còn vì địa hình vừa
trống trải lại vừa hiểm trở, nhiều khả năng phải đối phó với quân
dù và hỏa lực máy bay, đại bác của địch. Trận đánh đòi hỏi giải
quyết nhiều vấn đề về chiến thuật đánh địch trong tung thâm mà
bộ đội chưa có kinh nghiệm. Đánh điểm đã vậy, khả năng diệt viện
thì sao? Địch gọi đường số 4 là “con đường lửa”. Báo chí Pháp ví
những chuyến đi của các đoàn côngvoa qua Bông Lau, Lũng Phầy
trên đoạn đường Thất Khê - Cao Bằng là “những cuộc hành quân
tự sát”. Đã từ lâu, Cao Bằng chỉ nhận được tiếp tế bằng đường
không. Rõ ràng là một khi thị xã bị uy hiếp, rất ít khả năng địch
dám mở con đường máu lên cứu nguy cho Cao Bằng. Địch không
những có thể “hy sinh” 2 tiểu đoàn ở Cao Bằng mà, trong lúc quân
ta đang tập trung giải quyết mục tiêu Cao Bằng, chúng còn có thể
nhanh chóng và an toàn bốc toàn bộ quân đồn trú từ Đông Khê,
Thất Khê về Lạng Sơn. Hơn nữa việc rút ngắn phòng tuyến khu
biên thùy Đông Bắc đã từng được phái đoàn Rơve đặt ra từ mùa hè.
Vấn đề đặt ra là, nếu không đánh Cao Bằng thì cần thay đổi
phương án tác chiến như thế nào để thực hiện bằng được quyết
tâm của Thường vụ là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực
địch và giải phóng Cao Bằng, khai thông biên giới? Sau này nhớ
lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: Tôi nghĩ cách mở đầu chiến
dịch tốt nhất vẫn là đánh Đông Khê, cứ điểm quan trọng nối liền
Thất Khê với Cao Bằng. Mặc dù cứ điểm Đông Khê đã được củng
cố nhưng vẫn trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông
364