Page 369 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 369

phòng - Tổng Tư lệnh. Thực tế sau này cho thấy, tình bạn và tình
                           đồng chí giữa ông Giáp với người đồng chí hơn ông vài tuổi được
                           duy trì  rất tốt suốt thời gian ông Vi làm việc  ở Việt Nam trong
                           những năm còn lại của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong lần
                           gặp đầu tiên này, sau khi lắng nghe ông Giáp trình bày về tình
                           hình chuẩn bị chiến dịch, ông Vi nói là chờ ít hôm nữa ông Trần

                           Canh lên sẽ tham gia ý kiến .
                                                       1
                              Trần Canh là bạn thân của Nguyễn Ái Quốc từ những năm
                           1925-1926, khi cùng làm việc ở Trường quân sự Hoàng Phố. Trong
                           cuộc chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ ba của nhân dân

                           Trung Quốc (1946-1949), ông là Phó Tư lệnh Dã chiến quân (tương
                           đương Phương diện quân của Liên Xô). Vi Quốc Thanh là Tư lệnh
                           Binh đoàn (tương đương Tập đoàn quân Liên Xô).

                              Sau khi Trung Quốc  được giải phóng, Trần  Canh là Phó Tư
                           lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Quân khu Côn Minh, Ủy
                           viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
                           Quốc. Theo  đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ

                           Trung ương Đảng ta, ông được cử sang trực tiếp giúp ta tăng cường
                           chỉ đạo Chiến dịch Biên giới. Ông đã từ Côn Minh qua  Tây  Bắc
                           Việt Nam để đến căn cứ địa Việt Bắc vào hạ tuần tháng 7, sau khi

                           ông Giáp đã lên Cao Bằng. Được biết ta chủ trương đánh Cao Bằng

                           ______________

                              1. Về quan hệ giữa Bộ Chỉ huy của ta với Đoàn cố vấn quân sự Trung
                           Quốc trong Chiến dịch Biên giới, tác giả dựa theo ghi chép của đồng chí
                           Hoàng Minh Phương, trợ lý của Tổng Tư lệnh trong quan hệ với bạn
                           trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời nghiên cứu sách Sự thật
                           lịch sử về Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Việt Nam đấu tranh
                           chống Pháp, Nxb. Quân giải phóng Bắc Kinh, 1990 và sách Chín lần xuất
                           quân lớn của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc của Sa Lực và Mân
                           Lực xuất bản năm 1992.


                                                                                           367
   364   365   366   367   368   369   370   371   372   373   374