Page 379 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 379
đảm an toàn cho cánh quân rút chạy khỏi Cao Bằng không bị tiêu
diệt. Ngày 17 ông ta bay ra Hà Nội rồi lên Lạng Sơn. Hàng loạt
mệnh lệnh được ban ra. Một tiểu đoàn tabo được ném xuống Cao
Bằng cùng với lệnh chuẩn bị rút chạy về Thất Khê. Một binh đoàn
xuất phát từ Thất Khê ngày 19 do Lơpagiơ (Lepage) chỉ huy,
nhưng ngày 30 mới rời khỏi Lạng Sơn hành quân lên đón binh
đoàn Sáctông - một sự chậm chạp khiến quân ta “nóng lòng chờ
viện”. Cuộc hành quân “đánh chiếm” Thái Nguyên cũng phải đến
ngày 29/9 mới bắt đầu. Tổng Chỉ huy Cácpăngchiê đã đi trọn ba
1
nước cờ dự kiến. Sau này, sách báo phương Tây cho biết, viên
tướng đặt nhiều hy vọng vào hành động nghi binh đánh lừa đối
phương của mình. Ông ta tin rằng, thấy Bộ Chỉ huy Pháp ném
thêm một tiểu đoàn tabo xuống cho Sáctông, đối phương sẽ tưởng
quân Pháp ở lại đấy lâu dài nên sẽ bị động không kịp ra quân khi
binh đoàn ở Cao Bằng bất ngờ rút chạy. Khi nghe tin cánh quân
của Lơpagiơ từ Lạng Sơn lên, đối phương sẽ tưởng rằng Pháp tăng
cường cho Thất Khê đang bị đe dọa, thậm chí còn tưởng rằng quân
Pháp sẽ chiếm lại Đông Khê như hồi tháng 5. Và khi Bộ Chỉ huy
Việt Minh đã bị đánh lạc hướng và xử lý sai lầm (nhất là đưa quân
về cứu “Thủ đô kháng chiến” Thái Nguyên) thì Bộ Chỉ huy Pháp sẽ
“hạ bài”: Quân đồn trú ở Cao Bằng hết sức kín đáo “chuồn theo
kiểu người Anh” theo đường số 4 để cùng cánh quân lên đón tiến
về Thất Khê an toàn trước khi quân Việt hiểu ra và hành động.
Về phía Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thì sao? Trải qua hơn
một tuần chờ đợi không thấy viện binh địch xuất hiện, gạo trong
kho đã cạn, lại có tin quân địch đánh lên thị xã Thái Nguyên, tiếp
______________
1. Cuộc hành binh mang mật danh Phoque (Hải cẩu) với chừng một
vạn quân (gần 10 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội xe tăng, 4 đại đội pháo 105 mm,
1 thủy đội xung kích, 800 xe các loại và hầu hết máy bay có thể huy động
được, do Đại tá Gămbiê chỉ huy. Trên đường số 4 sau khi hai binh đoàn bị
diệt, ngày 10/10 Gămbiê cũng lui quân khỏi Thái Nguyên.
377