Page 380 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 380
đó từ đầu tháng 10 là những tin tức hết sức khẩn trương dồn dập
khi hai binh đoàn địch từ phía bắc (rút chạy) và phía nam (lên đón)
xuất hiện gần như đồng thời trên một chặng đường trên 30 km (từ
Nậm Nàng đến Lũng Phầy). Bài toán đặt ra là chọn giải pháp
nào ngăn chặn không cho hai cánh quân địch gặp nhau, không để
chúng hội quân tạo thành sức mạnh chống lại ta để rồi chạy
thoát về Thất Khê. Chỉ huy trưởng hạ quyết tâm ngăn chặn binh
đoàn phía bắc, tập trung tiêu diệt cánh quân phía nam trước rồi
tiến lên tiêu diệt cánh quân Cao Bằng, giành thắng lợi trọn vẹn
cho chiến dịch.
Trước hết cần hiểu vì sao Tổng Tư lệnh yên tâm về hướng
Thái Nguyên.
Khả năng quân Pháp đánh chiếm Thái Nguyên đã được Bộ
Tổng tư lệnh dự kiến trước khi bước vào mùa khô. Trung tuần
tháng 3/1950, trong Huấn lệnh về nhiệm vụ quân sự năm 1950 của
Liên khu Việt Bắc, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự kiến địch có
thể mở những cuộc tiến công mạo hiểm, phối hợp bộ binh với quân
nhảy dù, đánh sâu vào căn cứ để tiêu diệt lực lượng ta, tiêu diệt
các cơ quan chỉ đạo, phá kho tàng, cơ xưởng hoặc để mở rộng phạm
vi chiếm đóng lên tới Thái Nguyên, Tuyên Quang. Huấn lệnh nhấn
mạnh một trong những nhiệm vụ cụ thể của Liên khu Việt Bắc là
phải đề phòng các cuộc tiến công mạo hiểm của địch vào căn cứ
địa. Cụ thể là phải đặc biệt chú trọng việc phòng gian, trinh sát,
nghi binh, giữ bí mật; tổ chức các cuộc thực tập phối hợp chủ lực
với bộ đội địa phương; giáo dục nhân dân tích cực chuẩn bị, không
chủ quan khinh địch lúc giặc chưa đánh, không bi quan bối rối khi
địch đánh; phân tán cơ quan, cơ xưởng đề phòng địch oanh tạc
hoặc nhảy dù.
Sau khi nghe tin địch đánh lên Thái Nguyên, Bộ Chỉ huy chiến
dịch nhận định: Địch đánh lên Thái Nguyên hòng kéo chủ lực ta về
để chúng chiếm lại Đông Khê. Tình hình Thái Nguyên không đáng
378