Page 381 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 381
lo ngại vì đã có kế hoạch chiến đấu cho lực lượng vũ trang tại chỗ
bảo vệ căn cứ địa. Chỉ huy trưởng vẫn giữ quyết tâm kiên trì chờ
viện, quyết tâm thực hiện kế hoạch giải phóng biên giới.
Về phía địch, sau này qua sách báo phương Tây, chúng ta mới
biết vì sao cánh quân từ phía Thất Khê lên chậm.
Trung tá Lơpagiơ nhận lệnh dẫn một binh đoàn xuất phát từ
Lạng Sơn ngày 19/9. Đến Thất Khê, sau khi nhận thêm một tiểu
đoàn dù được coi là “nổi tiếng của quân viễn chinh” (1er BEP),
binh đoàn được mang mật danh Baya (Bayard). Từ ngày 20/9, trải
qua hơn một tuần, cả binh đoàn gồm 4 tiểu đoàn Âu - Phi chỉ tiến
hành những cuộc hành quân nhỏ quanh Thất Khê. Đến ngày 30
mới có lệnh của Côngxtăng (Constans - chỉ huy Khu biên thùy
Đông Bắc, Sở Chỉ huy đặt ở Lạng Sơn): Hành quân lên đánh chiếm
Đông Khê vào buổi trưa ngày 2/10. Lơpagiơ thấy ngay đây là “một
thử thách chết người” nên xin chậm lại 24 giờ để nghiên cứu tình
hình và chuẩn bị thêm, Lạng Sơn không chấp nhận.
Binh đoàn Baya của Lơpagiơ lên đường đêm 30/9, quân dù dẫn
đầu. Binh lính ngạc nhiên nhưng không khỏi lo lắng vì cuộc hành
binh “thật quá dễ dàng”, kể cả qua đèo Lũng Phầy một địa danh
mà lính Pháp ở đường số 4 quen gọi là “đèo máu”. Sáng hôm sau,
vẫn không một bóng quân Việt, đoàn quân thận trọng tiến vào khu
vực Nà Pá. Gặp một toán tuần tra của đối phương, sau vài tiếng
súng, họ bỏ chạy về hướng Đông Khê. Lơpagiơ cho binh đoàn thận
trọng theo đường cái tiến lên phía bắc.
Vì sao quân Lơpagiơ đi lọt đến tận Đông Khê mà quân chờ viện
của ta không biết? Không phải do địch khôn khéo hành quân bí
mật, mà do quân ta.
Giải phóng xong Đông Khê, trong mệnh lệnh tác chiến số 4 đề
ngày 21/9, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp nhận định: Địch sẽ
đưa từ 2 đến 3 tiểu đoàn bộ binh từ Thất Khê lên theo đường số 4
và đường Pò Mã - Bố Bạch, kết hợp với khoảng 1 tiểu đoàn quân
379