Page 376 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 376
và trung du, tạo điều kiện để mở cục diện mới ở Bắc Bộ, gây tinh
thần hưng phấn cho quân dân toàn quốc. Chiến dịch này là một
chiến dịch tập trung bộ đội lớn. Chúng ta thắng trận này, tức là
đánh thắng một trận lớn, trong khi quân ta chuyển từ du kích
sang vận động và công kiên, thu được nhiều kinh nghiệm dồi dào,
gây được truyền thống vững chắc, đặt cơ sở cho việc xây dựng lực
lượng sau này.
Cuối cùng ông động viên toàn quân, từ cán bộ đến chiến sĩ, từ
bộ binh đến các binh chủng, từ đơn vị đến cơ quan ra sức thi đua
lập công, giành toàn thắng cho chiến dịch.
Rạng sáng ngày 16/9, Cụ Hồ cùng Chỉ huy trưởng Võ Nguyên
Giáp lên đài quan sát bố trí trên mỏm núi thuộc bản Nà Lạn, cách
Đông Khê chừng 10 km. Trên đài có đặt hệ thống thông tin liên lạc
thẳng tới Ban Chỉ huy Mặt trận Đông Khê và ống nhòm bội số lớn,
có thể quan sát theo dõi được diễn biến của trận đánh. Sau này
chúng ta đều biết bài thơ Lên núi (Đăng sơn) của Cụ Hồ. Từ trên
đài quan sát trên núi cao nhìn xuống trận địa, Cụ thấy rõ lúc này
Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện rõ khí mạnh nuốt Ngưu
Đẩu như hào khí của quân đội nhà Trần diệt quân xâm lược Mông
Nguyên mấy thế kỷ trước.
Là một mắt xích quan trọng trên toàn tuyến đường số 4 nối liền
Cao Bằng với Thất Khê và Lạng Sơn, cụm cứ điểm Đông Khê chiếm
gần toàn bộ thị trấn, trung tâm là 2 cứ điểm lớn mà quan trọng và
vững chắc nhất là Đồn To (còn được gọi là pháo đài). Xung quanh
khu trung tâm là 7 cứ điểm ngoại vi, xây dựng trên những điểm cao
tạo nên một vành đai, vừa là các vị trí cảnh giới vừa là lá chắn bảo
vệ khu trung tâm. Sau trận ngày 25/5 của Trung đoàn 174,
địch tăng thêm binh lực nhưng chủ yếu là củng cố công sự. Khi ta
mở chiến dịch, quân địch ở Đông Khê gồm 2 đại đội thuộc Tiểu
đoàn lê dương 2/3è REI, một đại đội ngụy và một phân đội pháo
binh gồm 5 khẩu 57 mm và 105 mm.
374