Page 459 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 459
cốt thép được mệnh danh là phòng tuyến Đờlát vây quanh đồng
bằng Bắc Bộ. Đờlát tuyên bố: “không để cho Việt Minh một tấc đất
trong vùng châu thổ sông Hồng”. Ký giả cho biết, đây là một công
trình lớn rải ra trên 110 vị trí, với trên 1.200 công sự bêtông cốt
thép nửa chìm nửa nổi, chạy từ Hòn Gai, Đông Triều, qua Bắc
Giang, Bắc Ninh lên Sơn Tây rồi quặt xuống Ninh Bình. Trinh sát
báo cáo, trên địa bàn chiến dịch, cả trên hướng chính và hướng
phối hợp, đã thấy lẻ tẻ xuất hiện những công sự của phòng tuyến
đang hình thành của địch.
Trong một cuộc họp báo, Tổng Chỉ huy Đờlát đã nói với các ký
giả những điều mà ông ta đã dùng để thuyết phục những tướng
lĩnh không đồng tình vì hoài nghi tác dụng của phòng tuyến. Đờlát
nói: Đây không phải lặp lại chuyện của chiến tuyến Maginô. Tôi
muốn bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng mà tôi sẽ biến thành những
pháo đài kiên cố. Để ngăn cản đại bác của đối phương có thể rơi
vào hai trung tâm đó, ở xung quanh và vành ngoài tôi sẽ cho xây
một phòng tuyến gồm các điểm tựa bêtông được các căn cứ pháo
binh yểm trợ; các khoảng cách sẽ được bịt bằng dây thép gai và bãi
mìn và toàn bộ phòng tuyến sẽ được bố trí hỏa lực mạnh. Ở phía
sau, các GM được ẩn nấp trong công sự kiên cố, có pháo binh yểm
trợ, sẵn sàng được tung ra khi thực hành tiến công hoặc trong
trường hợp bị quân thù áp đảo, sẽ có đủ khả năng phản kích... Đây
không phải là một hệ thống phòng ngự cứng nhắc. Hơn nữa - và
điều này là chủ yếu - nó sẽ biểu thị sự có mặt của nước Pháp ở đây.
Lá cờ ba sắc của chúng ta sẽ được bảo vệ ở đây.
Báo chí đưa tin: Ngày 10/3, Tướng Đờlát đã lên đường đi Pari.
Chỉ lệnh công vụ nêu rõ: Việc điều hành quân viễn chinh được
giao cho phụ tá của Tổng Chỉ huy - Tướng Raun Xalăng. Tướng
Đờ Linarét được chỉ định thay Xalăng, chỉ huy miền Bắc.
Bước vào cuộc họp tại Bãi Đá, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận
định: Hai vấn đề nổi lên cần nghiên cứu biện pháp khắc phục là
cung cấp và công tác nắm địch. Khó khăn hơn cả vẫn là vấn đề
457