Page 497 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 497
giữa hai mặt trận phía trước và vùng sau lưng địch trong những
chiến dịch sau này.
So sánh mọi mặt trên toàn chiến trường đồng bằng sông Hồng,
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Quang Trung đã chọn đúng hướng đột phá
là vùng Phủ Lý - Ninh Bình, địa bàn địch yếu và sơ hở hơn các
hướng khác nên chiến dịch đã thu được một số thắng lợi. Cùng với
kết quả tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, ta thu một số vũ khí
và trang bị kỹ thuật, bước đầu đẩy mạnh chiến tranh du kích và
tạo được một thế uy hiếp mới trên chiến trường phía nam đồng
bằng Bắc Bộ. Không những địch phải bỏ dở trận càn lớn ở vùng
Bình Giang, Tứ Kỳ, Tiên Hưng (Tả Ngạn sông Hồng), tạm dừng kế
hoạch củng cố thế phòng thủ ở trung du và đường số 18, mà còn
phải đưa quân về đối phó trong vùng Ninh Bình, Phát Diệm, phân
tán thêm lực lượng chiếm đóng trên phòng tuyến sông Đáy.
Mặc dù vậy, Chiến dịch Quang Trung vẫn không đạt được mục
đích chiến lược đề ra... Nguyên nhân về chiến lược là chọn hướng
tiến công không phù hợp, địch dựa vào hỏa lực phi pháo, tận dụng
địa hình (đồng bằng) thuận lợi và phương tiện cơ động nhanh để
tăng viện, mau chóng làm thay đổi so sánh lực lượng và thế trận
chiến dịch. Riêng về chiến dịch, nghệ thuật điều hành cũng không
tạo được điều kiện để bộ đội khắc phục những yếu kém đã phát
hiện trong hai chiến dịch trước... Những yếu kém về chỉ đạo, chỉ
huy của cấp chiến dịch đã tác động trực tiếp đến hiệu quả chiến
đấu của bộ đội.
Về cả ba chiến dịch xuân hè năm 1951, văn kiện trên viết: Đây
là lần đầu tiên ta mở liên tiếp ba chiến dịch tiến công quy mô nhiều
đại đoàn đánh vào phòng tuyến của địch trên chiến trường trung du
và đồng bằng Bắc Bộ. Trên cả hướng chính và hướng phối hợp, quân
ta đã tiêu diệt chừng 70 vị trí địch, trong đó có quân địch chiếm
đóng một thị xã và nhiều vị trí khác trên dưới một đại đội. Về đánh
viện, quân ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng một
495