Page 498 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 498
số tiểu đoàn, đại đội ứng chiến khác thuộc các GM1, 3 và 4; đã loại
khỏi vòng chiến đấu chừng 10.000 quân địch (một nửa là quân cơ
động), thu một số lượng quan trọng vũ khí và trang bị kỹ thuật.
Trên chiến trường mới lạ, địa hình trống trải, hoạt động dưới
sự uy hiếp thường xuyên của hỏa lực phi pháo địch, bộ đội đã bước
đầu rút được một số kinh nghiệm về chiến thuật vận động tiến
công, đánh địch trong công sự vững chắc cả ban ngày và ban đêm,
đánh viện binh địch cả trên bộ, trên sông và quân dù. Tuy nhiên,
đó mới là những kinh nghiệm ban đầu trên bước đường tiến từ tác
chiến du kích lên tác chiến chính quy. Những kinh nghiệm đó đã
góp phần vào sự tiến bộ về trình độ tác chiến của bộ đội chủ lực.
Trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch, không lợi cho
ta trên chiến trường trung du và đồng bằng, sự tiến bộ đó thể hiện
rõ nét nhất trong hai trận đánh vận động ở Xuân Trạch và đánh
công kiên trong thị xã Ninh Bình.
Nhưng cả ba chiến dịch đều không hoàn thành nhiệm vụ chiến
lược đề ra, kết quả đó bắt nguồn từ những hạn chế về chỉ đạo chiến
lược và nghệ thuật điều hành chiến dịch.
Về chỉ đạo chiến lược:
Sau chiến thắng thu đông năm 1950 trên chiến trường Biên
giới, cấp chiến lược đã đánh giá không đúng so sánh lực lượng,
không thấy hết các mặt còn hạn chế của bộ đội chủ lực ta và hiệu
quả các biện pháp đối phó về chiến lược của địch; do đó đã đề ra
chủ trương giành ưu thế quân sự, tiến tới thay đổi cục diện chiến
trường Bắc Bộ. Biểu hiện cụ thể là nôn nóng, trong bảy tháng mở
liên tiếp ba chiến dịch tiến công quy mô nhiều đại đoàn trên chiến
trường địch còn mạnh là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Đúng là chiến thắng Biên giới đánh dấu một bước trưởng
thành của bộ đội chủ lực cả về chất lượng, quy mô tổ chức và trình
độ tác chiến... Nhưng đó là bước trưởng thành có điều kiện, còn
nhiều hạn chế của một quân đội cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp,
496