Page 499 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 499
trình độ tác chiến tập trung chưa cao. Điều kiện trang bị và sở
trường chiến đấu của bộ đội chủ lực hồi đó chỉ phù hợp và có điều
kiện phát huy trên chiến trường rừng núi. Tại địa bàn này, không
những quân ta hạn chế được sức mạnh phi pháo và khả năng cơ
động của địch mà còn dựa vào địa hình rừng núi thuận lợi để khắc
phục mặt yếu kém về trang bị kỹ thuật của ta.
Về nghệ thuật chiến dịch:
Trong cả ba chiến dịch, Bộ Chỉ huy đều đề ra phương châm
“đánh điểm diệt viện”, nhưng về lãnh đạo tư tưởng chiến thuật
không khẳng định lấy đánh địch ngoài công sự làm chính... Cấp
chiến dịch không bảo đảm các yếu tố chắc thắng trong các trận
tiến công cứ điểm, thường chủ yếu là do chuyển hướng tiến công
vội vã khi thấy viện binh địch không xuất hiện, hoặc do nắm địch
không vững, hoặc thiếu sâu sát, chỉ đạo cách đánh không cụ thể,
nhất là đối với các trận quan trọng... Tóm lại, tuy cấp chiến dịch có
đề ra phương châm “đánh điểm diệt viện” nhưng thiếu biện pháp
cụ thể trong chỉ đạo chuẩn bị cũng như trong thực hành chiến
dịch. Do đó, so với chỉ đạo đánh điểm diệt viện trong Chiến dịch
Biên giới, ba chiến dịch xuân hè năm 1951 thể hiện một bước
chững lại (nếu không nói thụt lùi) về nghệ thuật chiến dịch.
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng có những suy nghĩ về các
chiến dịch kể từ khi bộ đội chủ lực chuyển sang đánh lớn, quy mô
nhiều đại đoàn. Sau này nhớ lại, ông viết: Bốn chiến dịch vừa qua
trong tám tháng trên những chiến trường rất khác nhau , giống
1
như một chiến dịch kéo dài vì thời gian liên tục của nó, vì những
đơn vị tham chiến, cơ quan điều hành, với cách đánh hầu như
không thay đổi. Chúng ta đã chuyển sang thời kỳ vận động đánh
lớn... Các trận đánh vận động ở Liễn Sơn, Xuân Trạch, ở Thanh
Vân, Đạo Tú (Chiến dịch Trần Hưng Đạo), trận tiêu diệt cứ điểm
______________
1. Ông Giáp tính từ Chiến dịch Biên giới.
497