Page 556 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 556
du kích và căn cứ du kích trên chiến trường địch hậu nam Khu 4.
Tổng Tư lệnh đánh giá cao các đợt hoạt động của chiến trường
Bình - Trị - Thiên cả trong và sau Chiến dịch Hoà Bình. Sau này
nhớ lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Mùa hè năm 1952, Đại
đoàn 325 và lực lượng vũ trang Bình - Trị - Thiên đã có sự tiến bộ
vượt bực. Thời kỳ đen tối của Bình - Trị - Thiên từ ngày đầu chiến
tranh đã thực sự chấm dứt... Những hoạt động ở Bình - Trị - Thiên
cũng như các chiến trường địch hậu trong mùa hè là sự phối hợp
không thể thiếu để đối phó với những cuộc tiến công hủy diệt của
quân Pháp nhằm vào những đơn vị chủ lực ta tại vùng địch hậu
Bắc Bộ”.
Còn tân Tổng Chỉ huy Pháp Raun Xalăng cũng không quên
“sự kiện tháng 3” ở Thừa Thiên - Huế, khi quân ta bắt đầu đẩy
mạnh hoạt động từ đêm 17. Xalăng viết: “Cuộc hành binh của đối
phương ở Trung Trung Kỳ đã khiến tôi phải bay ra Huế ngày 22/3.
Việt Minh hạ lệnh cho Trung đoàn 95 của họ gây khó khăn cho ta
ở mức tối đa ở vùng Quảng Trị, Đông Hà, nơi các đoàn vận tải được
tổ chức để đưa sang Lào bằng trục đường số 9. Khi Tướng Lơblăng
tung một cánh quân đi giải vây cho vị trí Nam Đông bị tiến công
thì đoàn quân ứng cứu sớm rơi vào trận địa phục kích của Trung
đoàn 95. 130 chiến binh bị chết, mất tích và bị thương. Tiểu đoàn
Angiêri 21 và đơn vị cơ giới của Trung đoàn chiến xa số 1 đã phải
trải qua một cuộc đụng độ ác liệt trong một trận địa phục kích
được địch bố trí tuyệt vời với sự yểm trợ của hỏa lực mạnh, rất
nguy hiểm, có hiệu quả”.
Xalăng tiết lộ thêm rằng ông ta phải lệnh cho Đại tá
Đuycuốcnô điều hai tiểu đoàn dù đến cứu nguy và phải gần một
tuần mới giải tỏa được trục đường. Nhưng sau đó hoạt động của
đối phương nhanh chóng lan rộng ra toàn địa bàn Bắc Trung Bộ.
Mặc dù trong tháng 3, có lúc tâm trí của Xalăng bị thu hút vào
chiến trường Bình - Trị - Thiên, nhưng “mối lo thường trực” của
554