Page 557 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 557
viên Tổng Chỉ huy thứ 6 của quân viễn chinh Pháp trước sau vẫn
là vùng châu thổ sông Hồng. Như nhiều ký giả Pháp dự kiến, việc
tổ chức những cuộc càn quét quyết liệt hòng cải thiện thế chiếm
đóng trong vùng địch hậu đã trở thành một yêu cầu chiến lược cấp
bách đối với Xalăng, một việc nhất định sẽ diễn ra.
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã thấy trước điều đó cho nên
ngay từ khi Chiến dịch Hoà Bình đang phát triển sang đợt 3, ông
đã suy nghĩ về biện pháp chỉ đạo duy trì cuộc đấu tranh trong
vùng sau lưng địch, bảo vệ các khu du kích và căn cứ du kích mới
hình thành và phát triển mấy tháng qua ở đồng bằng sông Hồng.
Từ cuối tháng 1/1952 và trong suốt mấy tháng hè, trong thư trao
đổi với các ông Lê Thanh Nghị và Văn Tiến Dũng, cũng như trong
các bài đăng trên Quân chính tập san, trên báo Nhân dân và trong
các chỉ thị gửi Bộ Tư lệnh Liên khu 3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đều nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách củng cố vùng sau lưng địch,
chuẩn bị chống địch càn quét, phá âm mưu mới của địch ở đồng
bằng Bắc Bộ. Trong thư đề ngày 22/1 gửi Liên khu ủy 3, đánh giá
về bước phát triển mới của phong trào đấu tranh của quân dân
vùng sau lưng địch trong Chiến dịch Hoà Bình, ông Giáp viết:
“Thắng lợi của du kích chiến tranh trong thời gian vừa qua, một
phần là do bộ đội địa phương đã tiến bộ, một phần là do đồng bào
hết lòng ủng hộ, nhưng một phần quan trọng là do địch sơ hở và
nhờ có bộ đội chủ lực phối hợp tác chiến hay giúp đỡ.
Bên cạnh những tiến bộ đó, còn nhiều hiện tượng non kém, ta
cần nhận định thật rõ: Cơ sở chính trị chưa phát triển kịp với
thắng lợi quân sự, so sánh với bộ đội chủ lực thì bộ đội địa phương
và dân quân du kích còn cách xa nhiều”.
Về phương hướng chỉ đạo cuộc đấu tranh trong địch hậu sau
Chiến dịch Hoà Bình, Tổng Tư lệnh nhắc lại tinh thần Hội nghị
Trung ương lần thứ hai về ba công tác chính trong vùng sau lưng
555