Page 553 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 553
ta vẫn phối hợp nội ngoại tuyến, song lực lượng tác chiến sau lưng
địch thường chỉ là những lực lượng vũ trang địa phương. Nếu bộ
đội chủ lực có vào thì cũng chỉ vào một bộ phận nhỏ và chỉ vào một
thời gian ngắn. Vì vậy thế phối hợp nội ngoại tuyến về chiến dịch
của ta thường yếu.
Khuyết điểm của Tổng Quân ủy là trước khi địch đánh Hoà
Bình, việc chỉ đạo địch hậu nói chung và chỉ đạo chiến tranh du
kích nói riêng kém, ta không theo dõi được tình hình thật sát, nhất
là tình hình địch, vì vậy khi địch đánh ra Hoà Bình, ta chỉ biết là
địch hậu sơ hở, nhưng không thấy rõ là địch sơ hở thế nào, việc
nhận định và phân tích tình hình thiếu sâu sắc, chủ trương kế
hoạch thiếu cụ thể, đặc biệt là kế hoạch cho những đơn vị chủ lực
vào địch hậu. Về sau, việc theo dõi tình hình được rõ ràng hơn, việc
chỉ đạo được sát và cụ thể hơn.
Đánh ra Hoà Bình, địch cố gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng
cũng tự tạo ra nhiều nhược điểm ở chính diện và nhất là trong địch
hậu. Lần này, ta phải thực sự đánh địch trên hai mặt trận, phải
phối hợp nội ngoại tuyến một cách mạnh mẽ và chặt chẽ. Nếu ta
chỉ đánh địch ở chính diện thì địch sẽ tập trung lực lượng đối phó,
ta khó thu được thắng lợi ở chính diện và cũng không lợi dụng
được sơ hở của địch trong địch hậu. Trái lại, nếu ta chỉ đánh địch ở
địch hậu thì địch sẽ điều động lực lượng về đối phó, ta cũng khó
thu được thắng lợi và với lực lượng còn lại ở chính diện, địch vẫn có
thể tranh thủ củng cố được.
Trước đây, địch tưởng ta chỉ có thể tiến công trên một hướng,
lần này ta tiến công trên nhiều hướng và nhất là ta cho chủ lực vào
địch hậu, đó là một điều bất ngờ cho địch.
Chấp hành phương châm “đánh địch trên hai mặt trận” của
Trung ương, ngay lúc đầu, một mặt, Tổng Quân ủy chuẩn bị tác
chiến ở chính diện, một mặt ra chỉ thị phát triển chiến tranh du kích,
cho chủ lực vào địch hậu. Thấu triệt tinh thần của Trung ương,
551