Page 614 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 614
chúng đã phải đối mặt với các đơn vị thuộc các trung đoàn 176 và
246 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Quân ta bắn chìm tàu
địch đi trên sông, chặn đánh khi địch đổ bộ lên Vĩnh Lại, Ngọc
Tháp, phục kích địch ở Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan
Hùng, tập kích địch ở Phú Hộ. Sau 5 ngày lùng sục ở Đoan Hùng,
ngày 14/11, địch tiến lên càn quét trên phía Phù Hiên (Yên Bái)
cũng là lúc Bộ Chỉ huy địch được tin Trung đoàn 36 đang từ Tây
Bắc về trung du. Có nhiều lý do khiến Tướng Xalăng buộc phải ra
lệnh lui quân từ chiều ngày 15/11. Nhu cầu vận chuyển tiếp tế
bằng đường không cho 3 vạn quân không cho phép kéo dài cuộc
hành binh đã trải qua hai tuần lễ, với binh lực bị tiêu hao hằng
ngày. Thêm một trung đoàn chủ lực của đối phương từ Tây Bắc về
Phú Thọ là thêm nguy cơ tổn thất đối với quân viễn chinh Pháp,
trong khi 4 GM thoát ly đồng bằng làm cho bên trong phòng tuyến
boongke bị sơ hở. Một điều ngoài dự kiến của địch là Trung đoàn 36
về tới Phú Thọ và khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu ở
Chân Mộng - Trạm Thản trên đường số 2 lại đúng vào dịp Tướng
Xalăng đã hạ lệnh thu quân. Trong hai cánh quân rút lui, có một
cánh quân cơ giới từ Phủ Đoan theo đường số 2 về Việt Trì, qua
trận địa phục kích của Trung đoàn 36.
Trận chiến đấu ở Chân Mộng diễn ra rất ác liệt từ trưa đến tối
ngày 17. Phóng viên chiến trường kể lại: Cuộc triệt thoái đang tiến
hành chậm chạp trên con đường đầy những hố phá hoại như
những phím đàn dương cầm thì “đội quân chính quy, áo xanh ôliu
ngắn tay, mũ lá ngụy trang bỗng như từ trên trời ập xuống”. Bị
phục kích bất ngờ, đội hình hành quân bị đứt khúc và GM 4 của
viên Trung tá Kécgavarát chỉ huy - mà trực tiếp là Tiểu đoàn lê
dương 2 - phải đối mặt với Trung đoàn 36. Cùng với trên 40 xe bị
phá hủy, trong đó có 17 xe tăng và xe bọc thép, “tiểu đoàn lê dương
coi như bị xoá sổ”. Sau đó, cuộc lui quân bị chậm hẳn lại vì liên
tiếp bị đối phương bám đánh trên các đoạn đường Năng Yên,
612