Page 610 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 610
đã có đơn vị phải ăn cháo ngay trên đường truy kích địch. Đường
vào Tây Bắc đã rộng mở nhưng để chuẩn bị bước vào đợt 2, phải
kiên quyết khắc phục một khó khăn rất lớn, là bảo đảm tiếp tế
gạo cho bộ đội. Tuyến vận chuyển từ Mậu A qua đèo Khâu Vác
tuy kín đáo, ít bị máy bay uy hiếp nhưng hiểm trở, thường không
đạt chỉ tiêu kế hoạch vận chuyển hằng ngày. Đã từng diễn ra
cảnh dân công ở bờ bên này, gạo ở bờ bên kia, giữa là dòng suối
hung dữ. Cụm từ “hận Khâu Vác” xuất hiện từ đấy. Chủ nhiệm
Hậu cần Trần Đăng Ninh đang đôn đốc tuyến vận chuyển từ hậu
phương, vội ra ngay Sở Chỉ huy. Tham mưu đề nghị tạm dừng
hoạt động quân sự để huy động bộ đội quay về kho ở bờ hữu ngạn
sông Hồng lấy gạo. Mỗi chuyến đi và về mất trên dưới 10 ngày.
Một cuộc họp đặc biệt tại Sở Chỉ huy do Chỉ huy trưởng chủ trì,
bàn “chuyên đề về gạo”. Hội nghị quyết định giải thể hai tuyến
Khâu Vác và Sài Lương vì không thích hợp. Lực lượng vận
chuyển tập trung lên đường số 13, tổ chức thành tuyến vận tải từ
Âu Lâu, Ba Khe đến Tống Cao, Gia Phù; đồng thời khẩn trương
củng cố tuyến Thu Cúc, Quang Huy, Tống Cao; mở đường và tổ
chức tuyến vận tải từ Tống Cao đến Suối Cao, Tạ Khoa; chuẩn bị
nối với tuyến vận tải trên đường số 41 ở Cò Nòi và mở tuyến vận
tải xuống Vạn Yên, nối với đường số 41 ở Xồm Lồm để đón gạo từ
Thanh Hoá lên. Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường cho hậu cần
hai đồng chí Đàm Quang Trung và Trần Văn Quang cùng gần 30
cán bộ để tổ chức và chỉ huy tuyến đường số 41. Tuy khó khăn,
nhưng vấn đề huy động tại chỗ cũng được hội nghị đặt ra . Kết thúc
1
hội nghị, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói với mọi người:
“Thế là chúng ta đã thực hiện được lời Tổng Bí thư Trường Chinh
______________
1. Dù điều kiện khó khăn của một địa bàn rừng núi mới được giải
phóng, tính chung trong chiến dịch này, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã
đóng góp 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt, 150.000 ngày công.
608