Page 624 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 624
32- TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NƯỚC BẠN
Một điểm giống nhau giữa Đờlát với Xalăng là ở chỗ làm sao
cho thiên hạ càng nhiều người biết đến chiến công của mình càng
tốt. Đờlát đã làm như vậy sau “chiến tích đường số 18”, Xalăng
cũng làm như vậy sau khi dựng xong “con đê ngăn sóng” Nà Sản.
Nếu có khác nhau thì đó chỉ là về phương pháp. Đờlát cần đến đội
ngũ phóng viên, còn Xalăng thì mời khách đến tham quan tại chỗ.
Chỉ tuần cuối tháng 12/1952, tướng Xalăng đã mời được khoảng
1
một chục vị khách đến thăm. Khách cũng đủ loại và hầu như vị
nào cũng được mời lên thăm Nà Sản.
Mời mỗi vị khách đều có dụng ý. Bộ Không quân đã từng phê
phán Xalăng rằng “muốn tiến công một bụi rậm cũng cần đến
một phi đội máy bay ném bom”. Mời Bộ trưởng Môngten đến để
cho thấy không có không quân thì không có Nà Sản, nhờ đó mới
nhận được những lời hứa hẹn giúp đỡ về không quân. Quốc hội
đang gây khó khăn khi thông qua ngân sách quốc phòng. Mời
Phôca đến để cho vị cố vấn thấy không tăng ngân sách, “các quốc
gia liên kết không thể thắng trong cuộc chiến này”. Nhưng cũng
có vị khách “phản tác dụng”, ví dụ như trường hợp Giăng
Lacutuya. Chàng phóng viên nổi tiếng này của tờ Thế giới đã nói
những suy nghĩ của mình về nguồn sức mạnh của Việt Minh,
______________
1. Mac Mahon (Bộ trưởng Không quân và Hải quân Ôxtrâylia),
Alexandre Parodi (Tổng Thư ký Phủ Tổng thống Pháp), Jacques Foccart
(Cố vấn kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng khối Liên hiệp Pháp),
André Montel (Bộ trưởng Không quân Pháp), Luce (Tổng Biên tập các tạp
chí Times và Life), Heath (Đại sứ Mỹ), Boegner (mục sư, đứng đầu các
nhà thờ Cơ đốc giáo ở Pháp), Jean Lacouture (phóng viên của tờ Thế giới),
Tướng Lechères (Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng), Tướng Clark
(Tư lệnh Mỹ ở Nam Triều Tiên), Alphonse Juin (Thống chế Pháp).
622