Page 626 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 626
cao nguyên hay hướng Lào thì tôi bị khốn đốn to vì không còn lực
lượng cơ động để ứng cứu.
Một vị khách mà Tổng Chỉ huy Xalăng chờ đợi là Thống chế
Gioăng, một người mà tiếng nói có trọng lượng sẽ khiến cho Pari
quan tâm hơn đến Đông Dương. Nhưng rồi Xalăng thất vọng, vì nếu
Ngài Thống chế là người có chiến công vang dội trong Thế chiến 2
trên đất Italia thì lại là người quá xa lạ đối với chiến trường nhiệt
đới “khó hiểu” này. Sau này Xalăng viết trong hồi ký: Ông là một
nhà chiến lược lớn, quen chỉ huy đại binh đoàn, với những hậu
phương mà các trục đường giao thông luôn tồn tại, nơi mà người ta
không lo sợ những trận phục kích dữ tợn, nơi có thể phải đụng đầu
với sức mạnh không quân mãnh liệt nhưng không bao giờ có những
tai họa cứ như từ trên trời rơi xuống. Cuộc chiến tranh ở Đông
Dương là một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác hẳn. Địa hình thật
là kỳ cục với những rừng cây rậm rạp ở đồng bằng, với bùn lầy, nước
muối, nhưng còn đỡ cực nhọc hơn, nhất là tránh được biết bao trận
phục kích tưởng như không bao giờ dứt. Đường giao thông thì nếu
không bị phá hoại hoàn toàn cũng bị phá hoại một phần, để lại
những đường mòn thật khó đi. Tôi định lý giải với ông rằng tất cả
những thực tế đó đã trở nên quá sức chịu đựng của người phương
Tây, nhưng tôi thấy Thống chế chỉ lo rằng cuộc chiến tranh Đông
Dương ngày càng làm cho vị thế của nước Pháp ở châu Âu bị thấp
kém, còn riêng ông ta thì quá xa lạ với những lo toan của chúng tôi.
Tổng Chỉ huy Xalăng cho biết rằng ông ta cũng muốn mời
Thống chế Gioăng đi Nà Sản để giới thiệu về vai trò của “con đê
ngăn sóng”, đồng thời báo cho Gioăng biết một số cụm cứ điểm
tương tự cũng đang được xây dựng trên đất Thượng Lào. Nhưng
Gioăng không mặn mà, nói chặn ngay: Hãy coi chừng “chiến lược
những con nhím”. Chúng ta hãy nhớ Xtalingrát. Nà Sản “được giá”
vì sai lầm của quân Việt và họ đã kịp thời nhận ra và dừng lại rồi
lui quân.
624