Page 625 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 625
về yếu tố tất thắng của quân đội Cụ Hồ. Tướng Xalăng không hài
lòng với những vị khách loại này, điều đó cũng dễ hiểu.
Cũng có những vị khách thân tình (như trường hợp Cố vấn
Phôca hay Bộ trưởng Lơse) đã khiến cho Tướng Xalăng nói lên nỗi
lo lắng của Bộ Chỉ huy Pháp khi năm 1952 kết thúc, một năm mới
của cuộc chiến tranh bắt đầu. Viên Tổng Chỉ huy Pháp đã không
giấu giếm mà thổ lộ với người đại diện của Khối Liên hiệp Pháp
rằng năm 1952 là “một năm dài dằng dặc mà chúng tôi phải chịu
đựng nặng nề vì bị đánh liên tiếp... Năm 1953 bắt đầu với những
điềm báo trước rằng quân Pháp sẽ phải đối mặt với những khó
khăn mới”. Theo số liệu của Tướng Xalăng thì chỉ trong hai tháng
rưỡi cuối năm 1952, chừng 4.000 binh lính và sĩ quan bị chết, bị
1
thương và bị mất tích , mà lực lượng Âu - Phi mất đi chỉ được bù
bằng những đợt tăng viện cầm chừng của Pari. Được khách hỏi về
binh lực của Pháp vào thời điểm cuối năm 1952 và dự trù ngân
sách năm tới, Xalăng cho biết trong tổng số 401.000 quân, lính các
quốc gia liên kết đã chiếm tới 58%. Viện trợ Mỹ năm 1952 là 110 tỷ
phrăng tiền mặt và 90 tỷ trang bị quân sự, còn về phần Pháp, dự
kiến chiến phí năm 1953 là 370 tỷ phrăng - tức mỗi ngày hơn một
tỷ phrăng, chủ yếu dùng cho quân viễn chinh vì quân các quốc gia
liên kết hầu như được Mỹ đài thọ hoàn toàn. Với tình thân “người
nhà”, Tổng Chỉ huy Xalăng nói thật với Phôca và Lơse - hai vị
khách Pari rằng:
- Việt Minh đúng là một đối thủ “dai như da”. Họ vừa dồn
quân Pháp vào tình thế khốn đốn ở Tây Bắc, nay lại đến lượt cao
nguyên. Nếu “hồi Nà Sản”, ông Giáp đánh đồng thời Tây Bắc với
______________
1. Trong số 3.830 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, có 2.840 tên mất tích
mà 1/4 là thuộc loại tinh nhuệ (gồm 400 lính Pháp, 220 lính Bắc Phi, 60
lính lê dương), chủ yếu bị bắt trong hai đợt đầu của Chiến dịch Tây Bắc.
623