Page 675 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 675
rút các đơn vị có chất lượng khỏi nhiệm vụ chiếm đóng và tập
trung về xây dựng khối cơ động chiến lược thì phải tiến hành
bình định để bắt thanh niên vào lính. Do đó, vấn đề bắt lính để
phát triển quân đội tay sai gắn liền với các cuộc càn quét hết sức
quyết liệt trong vùng tạm bị chiếm.
Tổng Quân ủy đã đi trước một bước trong cuộc đấu tranh với
địch trong vùng tạm bị chiếm. Thấy trước quân và dân vùng địch
hậu sắp phải đương đầu với những khó khăn mới, Tổng Tư lệnh đề
nghị với Trung ương cho triệu tập Hội nghị cán bộ địch hậu vào
thượng tuần tháng 10/1953. Tham dự hội nghị không chỉ có cán bộ
địch hậu Bắc Bộ mà cả đại biểu Liên khu 4, Liên khu 5, Nam Bộ
và cán bộ một số cơ quan Trung ương và Chính phủ. Hội nghị đã
dựa vào Nghị quyết tháng 9/1951 của Ban Chấp hành Trung ương
khoá II và Nghị quyết hội nghị chiến tranh du kích tháng 7/1952
để kiểm điểm rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, khuyết điểm về thực
hiện phương châm đấu tranh trong vùng sau lưng địch (chủ yếu là
kinh nghiệm chống địch càn quét), đồng thời thảo luận để thống
nhất nhận thức về âm mưu mới của địch trên chiến trường Đông
Dương và riêng ở đồng bằng Bắc Bộ, xác định phương hướng công
tác để chỉ đạo cuộc đấu tranh sắp tới. Trong diễn văn khai mạc hội
nghị, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ rõ: Hội nghị không chỉ
nhằm quán triệt phương châm đấu tranh nói chung mà còn giải
quyết một số vấn đề cụ thể (chống càn quét, xây dựng lực lượng vũ
trang huyện và du kích xã, chống bắt lính, chống dồn làng, phá âm
mưu chiêu an bình định của địch), không chỉ giải quyết vấn đề đấu
tranh vũ trang mà còn giải quyết một số vấn đề khác nữa, như
thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, chính sách thuế nông
nghiệp. Hội nghị nói lên một thực tế là cuộc đấu tranh trong vùng
sau lưng địch phải là một cuộc đấu tranh bằng sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng.
673