Page 710 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 710
đầu quá trình hình thành tập đoàn cứ điểm của địch, với mệnh
lệnh nghiêm ngặt: không được để mất mục tiêu. Điều đó giải thích
vì sao 308 đã sớm hình thành một cái chốt đón lõng ở phía biên
giới Việt - Lào. Nếu 308 xuất quân từ căn cứ địa thành một khối
thống nhất đi một mạch lên Điện Biên thì “Đại đoàn sơn cước” 316
không có điều kiện thuận lợi như vậy. Khi Chính ủy Chu Huy Mân
rời Hội nghị phổ biến kế hoạch chiến lược ở Việt Bắc lên đường thì
ba trung đoàn của 316 còn ở ba hướng. Chẳng là, sau Chiến dịch
Thượng Lào (Sầm Nưa), Trung đoàn 98 ở lại giúp bạn củng cố
vùng giải phóng rồi trở lên Sơn La trước khi bước vào thu - đông.
Trung đoàn 176 cũng ở lại Tây Bắc nhưng phân tán tiễu phỉ dọc
sông Đà, bảo đảm cho kế hoạch sửa chữa cầu đường, cho đến khi
nhận lệnh đi tham gia chiến dịch giải phóng Lai Châu. Có thể nói,
hai trung đoàn 98 và 176 đứng chân trên chiến trường miền Tây
suốt chiều dài bốn chiến dịch liên tiếp: Tây Bắc, Sầm Nưa, Lai Châu
rồi Điện Biên Phủ. Trung đoàn 174 có phần may mắn hơn là được
cùng Đại đoàn bộ trở về Thanh Hoá chỉnh huấn sau Chiến dịch
Sầm Nưa, nhưng đến hạ tuần tháng 11/1953 lại là đơn vị phải bôn
tập xa nhất khi nhận lệnh trở về đội hình đại đoàn đi giải phóng
Lai Châu.
So với các đại đoàn bộ binh đã quen dày dạn chiến trận qua
nhiều mùa chiến dịch thì hai trung đoàn cao xạ pháo và lựu pháo
của Đại đoàn 351 được xem là “tân binh”, mới cả về binh chủng
lại mới cả về cách làm ăn, nhất là quan hệ hiệp đồng đánh lớn.
Nhiệm vụ của Trung đoàn 367 pháo cao xạ lần đầu ra trận là tiêu
diệt máy bay Pháp, yểm trợ cho hoạt động của đồng đội ở mặt
đất. Vậy mà các khẩu đội 37 mm dưới quyền chỉ huy của Trung
đoàn phó Nguyễn Quang Bích chỉ mới được tập ngắm bắn máy
bay là những quả bóng thả trên không trung. Chỉ khi lên tới
chiến trường Điện Biên Phủ, các chiến sĩ cao xạ mới được nhận
dạng và nghe giới thiệu tính năng kỹ thuật của từng loại máy bay
708