Page 19 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 19

Chương I: QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH - TUỔI TRẺ...             17                          18                             VÕ NGUYÊN GIÁP - TIỂU SỬ


             năng thích  ứng  để sinh tồn từ những  đặc trưng của                                 141.600ha,  được chia làm 4 vùng rõ rệt  là các vùng
             không gian  lịch sử này.  Nhìn trên bản  đồ Việt Nam,                                rừng núi, gò đồi, đồng bằng và dải cát ven biển. Nơi
             Quảng Bình là khúc thắt hẹp nhất từ Biển Đông đến                                    đây ruộng  đất màu  mỡ, sông hói chằng chịt nhưng

             miền Tây núi non của dãy Trường Sơn. Nếu lấy thước                                   thời tiết hết sức khắc nghiệt với mưa bão, nắng hạn
             kẻ những trục Bắc - Nam nối từ Hà Nội tới Thành phố                                  quanh năm.
             Hồ Chí Minh,  từ cực tây bắc Lai  Châu tới cực  đông                                     Dân cư huyện Lệ Thủy phân bố tương đối đồng đều
             nam Khánh Hòa thì thấy điểm cắt tụ đúng vào vùng                                     trên  địa bàn các vùng trung  du,  đồi núi, vùng  đồng
             đất Quảng Bình. Điều này cho thấy Quảng Bình là nơi                                  bằng, ven  sông, ven  quốc lộ và ven biển. Trước Cách

             giao thoa, tiếp biến văn hóa hay những va đập, xung                                  mạng Tháng Tám năm 1945, đại bộ phận dân cư trong
             đột về xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân                               huyện là nông dân làm ruộng, làm rẫy, làm  bương,
             Quảng Bình đã dũng cảm đấu tranh chống ngoại xâm                                     trồng lúa, trồng màu, một bộ phận  đánh cá sông, cá
             để bảo vệ quê hương,  đất nước, góp phần làm  giàu                                   đồng và đánh cá biển (bãi ngang).

             truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.                                             Xã Lộc Thủy vốn bao gồm 2 làng cổ, hình thành từ
                 Huyện Lệ Thủy - quê hương của Võ Nguyên Giáp                                     thế kỷ XV là làng Tuy Lộc và An Xá. Thời chúa
             nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình, phía tây huyện Lệ                                    Nguyễn, xã Lộc Thủy thuộc tổng Đại Phúc Lộc, huyện
             Thủy giáp với  địa giới hành chính tỉnh Khăm Muộn                                    Lệ Thủy. Lộc Thủy là một xã thuộc vùng trung tâm
             nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có đường biên                                    của huyện Lệ Thủy, chạy dài dọc theo hữu ngạn sông

             giới dài 31km cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn                                       Kiến Giang 7km.  Đây còn  là quê hương của những
             hùng vĩ; phía nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía bắc giáp                                 anh hùng  hào kiệt, như Dương Văn An , Võ Trọng
                                                                                                                                                1
             huyện Quảng Ninh; phía  đông giáp Biển  Đông với                                     Bình, Vũ Xuân Cẩn, gia tộc Nguyễn  Đăng Giai...
             đường bờ biển dài 32km. Vùng  đất Lệ Thủy nằm                                        Làng An Xá nay là thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện

             trong khối kiến tạo chung của Quảng Bình. Đặc điểm                                   Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. An Xá là một vùng đất có
             chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất                                   truyền thống hiếu học, khoa bảng và có lịch sử lâu đời
             (tại  Đồng Hới) theo  chiều  đông - tây và  cũng là  nơi                             ______________
             hẹp nhất ở phần rìa phía nam huyện Lệ Thủy, chỉ xấp
             xỉ 50km.  Địa hình  huyện Lệ Thủy có  tổng diện tích                                     1. Tiến sĩ Dương Văn An là người biên soạn cuốn sách Ô châu
                                                                                                  cận lục từ thế kỷ XVI.
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24