Page 101 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 101

quốc gia. Phải bắt đầu từ đổi mới cách nhìn, cách nghĩ và cách hiểu

            về thế giới bên ngoài. Tư duy cũ tạo ra khung mẫu cũ, cách nghĩ mới
            tạo ra mô hình mới. Ngày nay, khi chúng ta đã bước sang thập niên
            thứ hai của thế kỷ mới, bài học đổi mới tư duy đối ngoại càng có ý
            nghĩa thời sự. “Chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng kinh tế, chiến
            tranh/hòa bình, dân tộc/quốc gia và quốc tế trong kỷ nguyên tới, vận

            hành toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các vết nứt trượt mới về địa -
            chính trị trong một thế giới phẳng, nóng và chật”  đòi hỏi chúng ta
                                                               1
            không ngừng đổi mới phương pháp tiếp cận các vấn đề quan hệ quốc
            tế hiện đại. Thì đây, từ 15 năm trước, chính anh Sáu Dân đã dốc bầu
            tâm sự: “Trong thế giới ngày nay, không phải mâu thuẫn đối kháng
            giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, mà trước hết là tính đa

            dạng, đa cực đang trở thành nhân tố nổi trội nhất chi phối những
            mâu thuẫn và sự vận động của các mối quan hệ giữa mọi quốc gia.
            Và cũng khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và
            những lợi ích toàn cầu khác đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn

            trong việc xử lý các mâu thuẫn cũng như trong việc tạo ra những
            tập hợp lực lượng mới trên toàn thế giới” .
                                                     2
                Chiến lược lớn là một ưu tư thường nhật của Võ Văn Kiệt khi
            ông tập trung suy nghĩ để tìm ra chất keo kết dính đối ngoại với đối
            nội. Ở ông, chính sách đối ngoại không chỉ là sự kéo dài của chính
            sách đối nội, mà từ nay, cả hai cần được nhìn nhận trong một chiến
            lược tổng thể và nhất quán. Không có một chiến lược tổng thể, nhất

            quán và dài hơi, theo ý kiến ông, các hoạt động đối ngoại chỉ là sản
            phẩm của những thỏa hiệp. Ông thường xuyên nhắc nhở chúng tôi,
            chất keo kết dính đó chính là phải biết vận dụng nhuần nhuyễn tư
            tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vào bối cảnh mới, phải thể hiện cho



                1. Xem George Friedman: The Next 100 Years: A Forecast for the 21
                                                                               st
            Century;  xem  Thomas  Friedman:  Nóng,  phẳng,  chật;  Thế  giới  phẳng;
            Chiếc Lexus và cây Olive.
                2. Thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị ngày 9/8/1995.

                                                                              99
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106