Page 102 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 102

được chiến lược lớn của Đảng ta “ngoại giao là một mặt trận”, phải

            kết hợp cho được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong khi
            những nội hàm liên quan đã hoàn toàn thay đổi! Sau nhiều năm
            trăn trở, kể cả lúc đã rời nhiệm sở, tôi thấy ông vẫn còn góp ý với Bộ
            Chính trị Trung ương Đảng nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt là việc
            nâng chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc thành quốc sách để kết

            nối giữa đối ngoại với đối nội. Ông đã từng nêu thành vấn đề để thảo
            luận: Không hòa giải bên trong tốt thì làm thế nào thuyết phục được
            bên ngoài tin mình sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới?
            Không điều chỉnh, đổi mới trong nước thì làm sao có thể “hội nhập
            sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và
            song phương”? .
                           1
                Vị thế địa - chính trị đất nước cần được khai thác kịp thời như

            một tài nguyên, như một nguồn lực để bảo vệ và xây dựng Việt Nam
            trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đây lại là một bài
            học mới nữa về tư duy Võ Văn Kiệt liên quan đến tầm nhìn của
            ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi. Theo ông, “ngày
            nay, khi thế giới hai cực không còn nữa thì Việt Nam cũng như hầu

            hết các nước khác khó có thể tìm được một chỗ dựa cụ thể ở một
            nước nào, một phe nào. Bây giờ không cần đi tìm một cường quốc
            nào đó, mà là phải cài đặt những lực lượng khác nhau vào một thế
            thuận lợi cho Việt Nam. Cách đó nhiều nước đã làm” . Điều mà ông
                                                                  2
            gọi là “phải cài đặt những lực lượng khác nhau vào một thế thuận
            lợi cho Việt Nam” chính là vấn đề khai thác vị thế địa - chính trị của



                1. Đây là một nội dung mới của Đại hội X bổ sung thêm vào đường lối
            đối ngoại. Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội X cũng khẳng định phải “đưa các
            quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững” và đề
            ra nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo
            điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
                2. Đóng góp ý kiến của đồng chí Võ Văn Kiệt vào Báo cáo tổng kết lý
            luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới chuẩn bị Đại hội X của Đảng Cộng
            sản Việt Nam năm 2006.

            100
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107