Page 103 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 103

đất nước như một tài nguyên. Tài nguyên địa - chính trị của Việt

            Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp, giá trị và ý nghĩa
            của từng yếu tố tạo nên tổng thể đó cũng không phải là bất biến.
            Vấn đề là phải biết cài đặt lợi ích các nước lớn, các tập đoàn đa quốc
            gia vào lợi ích của ta. Để tạo ra cái thế quốc tế tối ưu, ông đề xuất
            tìm cách lôi kéo một số công ty lớn ở phương Tây có tầm ảnh hưởng
            lớn đến chính sách của những nước mà các công ty lớn đó mang

            quốc tịch. Nhưng muốn làm được những chuyện như vậy, cần phải
            có một đội ngũ chuyên gia giỏi, có tri thức rất tốt về tình hình quốc
            tế, biết tính toán rất kỹ các phương án. Võ Văn Kiệt còn đưa ra một
            số ý kiến mà ông gọi là “gợi mở” như: thay đổi phương thức tình báo
            kinh tế, hình thành một mạng lưới lobby để góp phần vào xây dựng
            chiến lược phát triển.
                “Vai trò tiên phong của ông trước hết thể hiện ở tư tưởng phải
            vươn ra thế giới bên ngoài để tồn tại và phát triển, tranh thủ thời
            cơ đưa đất nước đuổi kịp các nước đi trước. Ông đã có lần phát biểu

            một cách thẳng thắn, đầy bức xúc rằng nếu “rụt rè bỏ lỡ cơ hội này
            sẽ là thảm họa cho đất nước”.
                Cuối cùng, ngoại giao văn hóa - ngoại giao nhân dân phải là
            một trong những chân kiềng của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại
            luôn là thông điệp luôn mang tính thời sự của Võ Văn Kiệt gửi cho
            tương lai. Bên cạnh ngoại giao chính trị - an ninh, ngoại giao kinh

            tế - thương mại, ngoại giao văn hóa - ngoại giao nhân dân ngày càng
            có vai trò nổi bật. Ở đây không chỉ phải biết xúc tiến các hoạt động
            mang tính chất văn hóa để quảng bá ra thế giới hình ảnh một Việt
            Nam đổi mới, một Việt Nam khẳng định là bạn, là đối tác tin cậy của
            cộng đồng quốc tế. Theo Võ Văn Kiệt, phải đặt vấn đề ở một quy mô
            lớn hơn, phải mở rộng mạng lưới ngoại giao nhân dân, phải coi trọng
            vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong một thế giới nối
            mạng, phải mở rộng biên cương của ngoại giao văn hóa sang cả địa

            hạt văn hóa chính trị, đặc biệt là chính trị đối ngoại. Chỉ khi nào có
            một chiến lược quốc gia lâu dài với những định vị rõ ràng “Việt Nam

                                                                             101
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108