Page 99 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 99

khoản của GATT . Việc ký Hiệp định khung hợp tác này có ý nghĩa
                             1
            quan trọng, đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt
            Nam với Liên minh châu Âu nói chung và với từng nước thành viên
            EU  nói  riêng.  Sau  khi  ký  Hiệp  định,  quan  hệ  song  phương  giữa
            Việt Nam với từng nước thành viên, đặc biệt là với các đối tác đầu

            tư lớn ở Việt Nam và các quốc gia viện trợ phát triển cho Việt Nam
            như Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Điển... là những nước đồng chí
            Võ Văn Kiệt từng đến thăm, càng được mở rộng và phát triển sang
            nhiều lĩnh vực khác.
                Như vậy là, sau những năm tháng bền bỉ và quyết tâm triển

            khai đường lối đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc
            tế” mà đồng chí Võ Văn Kiệt là người đi tiên phong, tháng 7/1995
            là tháng có ba sự kiện lớn đã diễn ra cùng một lúc: Việt Nam gia
            nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và ký Hiệp định

            khung hợp tác với Liên minh châu Âu. Đây là những sự kiện đánh
            dấu bước ngoặt trong lịch sử ngoại giao của ta. Cùng với những cột
            mốc có ý nghĩa lịch sử khác như triển khai các mặt quan hệ giữa
            Việt Nam với Trung Quốc, tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với
            Nhật Bản, một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới và thúc

            đẩy quan hệ giữa Việt Nam với một số nước công nghiệp phát triển
            như Hàn Quốc, Ôxtrâylia... tất cả đều mang đậm dấu ấn năng động
            và quyết liệt của đồng chí Võ Văn Kiệt.




                1. GATT - viết tắt của Hiệp định Khung về thương mại và thuế quan -
            là tổ chức tiền thân của WTO. Hoạt động của GATT chủ yếu thông qua 8
            vòng đàm phán từ năm 1947 đến vòng thứ 8 (1986-1994), còn gọi là vòng
            Urugoay đặt cơ sở cho sự ra đời WTO (123 nước tham gia). Trong quá
            trình đàm phán Hiệp định khung với EU, vấn đề nhân quyền là một trở
            ngại giữa hai bên. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã đề xuất trong tập thể lãnh
            đạo, nếu EU đưa vấn đề này như một điều kiện tiên quyết thì ta không
            chấp nhận, nhưng nếu nhân quyền là một thông lệ của EU trong đàm
            phán với các nước thì ta cũng không nên coi mình là trường hợp ngoại lệ.

                                                                              97
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104