Page 134 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 134
tỏ thêm nhiều vấn đề cần chuyển biến mạnh trong nhận thức mới.
Thành tích của các đồng chí tự nó có sức thuyết phục cao về hướng
suy nghĩ mới và cách làm mới”.
Những biện pháp “tháo gỡ” trên đã dẫn tới sự ra đời Quyết định
số 25-CC của Hội đồng Bộ trưởng, cho phép áp dụng chế độ ba kế
hoạch: kế hoạch của Trung ương, kế hoạch của liên doanh liên kết
với các cơ sở bạn và kế hoạch tự tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất.
Có thể nói, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 và đòi
hỏi từ thực tế ở thành phố, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo, cùng
Thành ủy triển khai thực hiện một cách sát thực, năng động, sáng
tạo trong việc tháo gỡ cho sản xuất và đời sống, gợi mở cách suy nghĩ
mới, cách làm ăn mới, góp phần hình thành đường lối đổi mới của
Đảng sau này. Và cũng từ đó, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ hai
xác định là “Đại hội chấp hành sự chuyển hướng chính sách kinh tế
của thành phố để mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển kinh tế,
đẩy mạnh sản xuất, từng bước ổn định đời sống nhân dân”.
Cuối năm 1982, đồng chí Võ Văn Kiệt được Trung ương điều
động về giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ
nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ V (tháng 3/1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành
Trung ương và được Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, đồng chí được bầu lại
làm Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, đảm trách vị
trí Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (1987), Thủ tướng
Chính phủ (từ năm 1991 đến tháng 12/1997), sau đó làm Cố vấn
Ban Chấp hành Trung ương đến tháng 4/2001.
Suốt 20 năm đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà
nước ở Trung ương, ngoài việc đảm đương công việc lãnh đạo, điều
hành chung của đất nước, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn quan tâm theo
dõi mỗi bước phát triển đi lên của Thành phố Hồ Chí Minh để góp ý,
chỉ dẫn với một tình cảm đặc biệt.
132