Page 131 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 131
Đồng chí Võ Văn Kiệt đã dành thời gian đi sâu, đi sát cơ sở, lắng
nghe ý kiến của các giám đốc, thư ký công đoàn và công nhân các xí
nghiệp, ý kiến của nông dân, văn nghệ sĩ, trí thức,... kể cả những ý
kiến khác biệt. Đối với trí thức, đồng chí cho rằng đây là một nguồn
lực hàng đầu không thể thiếu cho sự phát triển, phải thật sự tôn
trọng và quy tụ họ để phát huy tài năng, trí tuệ của họ vào công
cuộc xây dựng đất nước. Đồng chí đã trực tiếp gặp gỡ những trí thức
định rời Tổ quốc ra đi và khuyên “anh em cố gắng ở lại, trong vòng
3 năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra
sân bay”.
Với thái độ chân tình, cởi mở đó làm cho giới trí thức càng thêm
cảm mến và tin tưởng đồng chí hơn. Chính từ đó, đồng chí đã thành
lập “Câu lạc bộ giám đốc” gồm nhiều giám đốc, bí thư đảng ủy, thư
ký công đoàn các xí nghiệp quốc doanh để nghe những ý kiến, kiến
nghị từ thực tiễn của cơ sở đóng góp vào việc hình thành tư duy đổi
mới về quản lý xí nghiệp quốc doanh; thành lập “Nhóm công tác
nghiên cứu kinh tế” trực thuộc Thành ủy để nghiên cứu các vấn đề
về tư duy kinh tế, cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính công,
đầu tư nước ngoài, ngoại thương, v.v..
Các ban tham mưu về kinh tế của Thành ủy và cán bộ nghiên
cứu Văn phòng Thành ủy lúc bấy giờ cho rằng, hầu như mỗi ngày
ông Sáu Dân đều đưa ra sáng kiến mới, ý tưởng mới mang tính đột
phá, mở lối thoát để khắc phục những khó khăn của mô hình kinh
tế cũ. Từ hoạt động thực tiễn, đồng chí nhận thấy kinh tế thành phố
không thể tách rời với các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và miền Đông
Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,... và với cả nước; tách thành
phố ra khỏi khu vực, khỏi cả nước sẽ làm cho thành phố và khu vực
yếu đi; sức của cả nước sút giảm.
Chính từ nhận thức đó, đồng chí Võ Văn Kiệt với tư cách Ủy
viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo tổ chức và
chủ trì những cuộc họp với bí thư các tỉnh trong vùng để bàn biện
129