Page 132 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 132
pháp tháo gỡ bế tắc trong đời sống kinh tế - xã hội. Khi bàn bạc trao
đổi, việc gì thấy có lợi và đã thống nhất ý kiến nhưng chưa có chủ
trương của Trung ương thì “ngoéo tay” cùng làm và cùng chịu trách
nhiệm, trước hết là Bí thư Thành ủy.
Có lần họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam Bộ bàn về giá mua
lúa, nếu theo giá chỉ đạo của Chính phủ thì không mua được để kịp
xuống giống cho kịp thời vụ, năm sau dân sẽ thiếu đói trầm trọng
hơn, đồng chí Võ Văn Kiệt nói: một là để dân đói, các đồng chí giữ
nguyên chức vụ; hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?
Vậy là các đồng chí chọn cách thứ hai.
Trước khi có Nghị quyết Trung ương 6 khóa IV, ngoài công tác
lãnh đạo toàn diện, đồng chí Võ Văn Kiệt đã tập trung chỉ đạo nhiệm
vụ cấp bách nhằm giải quyết các vấn đề về sản xuất và đời sống.
Từ đó, đề ra một số biện pháp tình thế nhằm khuyến khích sản xuất
một số mặt hàng tiểu - thủ công nghiệp địa phương, như tận dụng
phế liệu để sản xuất gia công các mặt hàng mới: nhựa, da, giày, cao
su, đồ gỗ, v.v..
Để giải quyết lương thực cho dân, đồng chí đã “xé rào” bằng cách
trực tiếp chỉ đạo đồng chí Ba Thi - Giám đốc Công ty Lương thực
mang tiền xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua lúa với giá
gấp 5 lần giá Nhà nước và nói: “Chị cứ làm đi, nếu chị phải đi tù
thì tôi đem cơm cho chị”. Đồng chí trực tiếp khảo sát và chỉ đạo xây
dựng Nhà máy thủy điện Trị An bằng cách “vượt qua rào cản của
kế hoạch hóa”.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận Nghị quyết Trung
ương 6 khóa IV như đón nhận một luồng sinh khí mới, vì Nghị quyết đã
đáp ứng yêu cầu tháo gỡ cho sản xuất và đời sống mà thành phố đang
mày mò tìm kiếm lối ra. Quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, đồng
chí Võ Văn Kiệt đã chủ trì Hội nghị Thành ủy và ra nghị quyết nhằm
tháo gỡ tình trạng sa sút của năm 1978-1979, trên cơ sở chủ động đề
ra kế hoạch bổ sung cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh,
130