Page 181 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 181

mặn, làm thủy lợi để biến nơi chỉ là đầm cò thành vựa lúa lớn nhất

            của cả nước và góp phần đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo
            đứng thứ hai trong khu vực.
                Vấn đề bình quyền nam nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất

            quan tâm, coi đó là một trong những mục tiêu cách mạng, Bác đã
            từng viết: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng
            chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng
            quyền lợi của phụ nữ” . Là một trong những học trò xuất sắc của
                                   1
            Bác, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề bình
            đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Trong những năm giữ vị trí cao

            nhất của Chính phủ, đồng chí đã ban hành nhiều chủ trương, chính
            sách liên quan đến công tác cán bộ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới.
            Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI - Đại hội được gọi
            là Đại hội đổi mới, với cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, đồng chí đã

            cùng Bộ Chính trị đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong
            sự nghiệp phát triển đất nước. Báo cáo Chính trị của Đại hội cũng

            nhấn mạnh việc cần thiết phát huy vai trò to lớn của các tầng lớp
            phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp
            được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình
            hạnh phúc... Với quan điểm đó, nhiều chủ trương, chính sách của

            Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm bảo đảm quyền và lợi ích
            của phụ nữ. Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành

            ngày 5/4/1988, về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, mở đường
            cho cơ chế khoán 10 giao ruộng đất cho nông dân, chiếm trên 75%
            lao động nữ làm nông nghiệp, phụ nữ nông dân đã thực sự được
            thay đổi cuộc sống và nâng cao vị thế của mình khi Nghị quyết đi

            vào cuộc sống.


                1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12,
            tr.705.

                                                                             179
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186